Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Thịt bò xào lăn

Thịt bò xào lăn (làm theo kiểu miền Bắc) là món xào khô, thường dùng để nhậu, ăn với cơm. Thịt bò được xào chín tới, mềm ngọt và thơm mùi đặc trưng của bò xào, vị vừa ăn.

» Bò lụi tam sắc
» Thịt bò xào cải làn
» Thịt bò quấn thập cẩm nướng

NGUYÊN LIỆU

- Thịt bò mềm: 400 gr
- Hành tây: 1/2 củ
- Ớt sừng: 1 quả
- Lá chanh: 5 gr
- Hành khô: 1 củ
- Tỏi khô: 1/2 củ
- Dầu ăn: 20 ml
- Gia vị: Mì chính, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm muối, bột đao.

Cách làm món Thịt bò xào lăn ngon
Thịt bò xào lăn
xem thêm »

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Bò lụi tam sắc

Bò lụi tam sắc có thịt bò mềm rụi thơm đặc trưng mùi bò nướng; hành tây và ớt giòn ngọt. Đây là món ăn chơi được nhiều người ưa thích.

Bò lụi tam sắc là bò nướng, tam sắc là có màu trắng của hành tây, đỏ của cà rốt và xanh của ớt chuông. Một số người không thích cà rốt và hành tây nên dùng ớt chuông có các màu khác nhau cũng rất ngon.

» Thịt bò xào cải làn
» Thịt bò quấn thập cẩm nướng
» Thịt bò kho gừng

NGUYÊN LIỆU

- Thịt bò mềm: 500 gr
- Mỡ phần: 200 gr
- Hành tây: 1 củ
- Ớt chuông: 1 quả
- Cà rốt: 1/2 củ
- Dầu ăn: 30 ml
- Rau thơm, mùi
- Hành khô: 1 củ
- Gia vị: Muối, tiêu, đường, mì chính, xì dầu, ngũ vị hương. màu điều.

Cách làm món Bò lụi tam sắc ngon
Bò lụi tam sắc
xem thêm »

Thịt bò xào cải làn

Thịt bò xào cải làn xanh tươi, thịt bò nâu mềm ngọt, vị vừa ăn. Món này thường được dùng chung với cơm, có thể thay thế món mặn.

» Thịt bò quấn thập cẩm nướng
» Thịt bò kho gừng
» Thịt bò thuôn hành răm

NGUYÊN LIỆU

- Thịt bò: 300 gr
- Cải làn (cải rổ): 500 gr
- Hành khô: 1 củ
- Tỏi khô: 1 củ
- Gừng: 1 nhánh nhỏ.
- Rau mùi: 1 ít
- Bột đao
- Dầu ăn
- Gia vị: Nước mắm, hạt tiêu, mì chính, rượu trắng.

Cách làm món Thịt bò xào cải làn ngon
Thịt bò xào cải làn
xem thêm »

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Thịt bò quấn thập cẩm nướng

Thịt bò quấn thập cẩm nướng khá ngon, là món ăn chơi. Thit có màu nâu nhạt, mùi thơm, vị ngọt tự nhiên của thịt bò.

» Thịt bò kho gừng
» Thịt bò thuôn hành răm
» Canh thịt bò lá lốt

NGUYÊN LIỆU

- Thịt bò: 1 kg
- Mỡ phần: 200 gr
- Ớt chuông xanh, đỏ, vàng
- Hành tây: 1 củ nhỏ
- Tỏi khô: 1 củ
- Hành khô: 1 củ
- Gừng: 1 củ nhỏ
- Rượu trắng: 50 ml
- Rau thơm
- Gia vị: nước mắm, hạt tiêu, muối.

Cách làm món Thịt bò quấn thập cẩm nướng ngon
Thịt bò quấn thập cẩm nướng
xem thêm »

Thịt bò kho gừng

Thịt bò kho gừng có màu đỏ nâu, thịt mềm, thơm mùi đặc trưng của thịt bò và gừng. Món này ăn với cơm rất tuyệt.

» Thịt bò thuôn hành răm
» Canh thịt bò lá lốt
» Thịt bò nấu ca ri

NGUYÊN LIỆU

- Thịt bò: 1 kg
- Gừng tươi: 1 củ nhỏ
- Húng lìu: 10 gr
- Tỏi khô: 1 củ
- Hành khô: 1 củ
- Gia vị: Đường, nước mắm, muối, tiêu.

Cách làm món Thịt bò kho gừng ngon
Thịt bò kho gừng
xem thêm »

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Thịt bò thuôn hành răm

Thịt bò thuôn hành răm là một món canh, thường được dùng ăn chơi. Món ăn có thịt nâu, rau xanh, nước trong, ngọt và thơm mùi hành răm.

» Canh thịt bò lá lốt
» Thịt bò nấu ca ri
» Thịt bò nấu cà chua

NGUYÊN LIỆU

- Thịt bò mềm: 300 gr
- Hành khô: 1 củ
- Rau răm: 1 bó nhỏ
- Hành hoa: 20 gr
- Dầu ăn
- Gia vị: Nước mắm, hạt tiêu, mì chính.

Cách nấu canh Thịt bò thuôn hành răm ngon
Thịt bò thuôn hành răm
xem thêm »

Canh thịt bò lá lốt

Canh thịt bò lá lốt thơm ngọt, vừa ăn, thường được dùng trong bữa cơm gia định, chung với cơm và món mặn.

» Thịt bò nấu ca ri
» Thịt bò nấu cà chua
» Thịt bò nấu khoai tây, cà rốt

NGUYÊN LIỆU

- Thịt bò mềm: 300 gr
- Lá lốt: 100 gr
- Cà chua: 50 gr
- Sả: 3 củ
- Hành khô: 2 củ
- Ớt bột: 1 thìa cà phê
- Dầu ăn
- Gia vị: Nước mắm, muối, mì chính.

Cách nấu Canh thịt bò lá lốt ngon
Canh thịt bò lá lốt
xem thêm »

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Thịt bò nấu ca ri

Thịt bò nấu ca ri có màu vàng đậm, nước sánh, thơm mùi ca ri, vị hơi cay, thường được dùng chung với bánh mì, hoặc cơm, bún.

» Thịt bò nấu cà chua
» Thịt bò nấu khoai tây, cà rốt
» Thịt bò xào giá

NGUYÊN LIỆU

- Thịt bò nạm, hoặc thịt sườn bò: 1 kg
- Bột cà ri: 1 gói 10 gr
- Hành khô: 2 củ
- Tỏi khô: 1 củ
- Cà chua: 100 gr
- Cà rốt: 100 gr
- Gừng tươi: 1 miếng nhỏ
- Ớt khô
- Húng lìu: 1 thìa cà phê
- Dầu ăn
- Gia vị: Đường, muối, nước mắm, mì chính.

Cách nấu Thịt bò nấu ca ri ngon
Thịt bò nấu ca ri
xem thêm »

Thịt bò nấu cà chua

Thịt bò nấu cà chua có màu đỏ của cà chua, thịt bò nâu, nước sền sệt. Thịt và các nguyên liệu chín mềm, vị ngọt vừa ăn.

» Thịt bò nấu khoai tây, cà rốt
» Thịt bò xào giá
» Mướp xào thịt bò

NGUYÊN LIỆU

- Thịt bắp bò: 500 gr
- Cà chua: 200 gr
- Cà rốt: 100 gr
- Hành hoa: 20 gr
- Hành khô: 1 củ
- Tỏi khô: 1 củ
- Dầu ăn
- Gia vị: Đường kính, hạt tiêu, mì chính, nước mắm.

Cách làm món Thịt bò nấu cà chua ngon
Thịt bò nấu cà chua
xem thêm »

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Thịt bò nấu khoai tây, cà rốt

Thịt bò nấu khoai tây là món canh ngon, thường được dùng chung với cơm. Món ăn có màu vàng của khoai, thịt bò nâu, vị ngọt, thơm ngon.

» Thịt bò xào giá
» Mướp xào thịt bò
» Bò lúc lắc

NGUYÊN LIỆU

- Thịt bò: 500 gr
- Khoai tây: 250 gr
- Cà rốt: 100 gr
- Hành khô: 2 củ
- Hành hoa: 20 gr
- Dầu ăn
- Gia vị: Đường, nước mắm, muối, tiêu, mì chính.

Cách làm Thịt bò nấu khoai tây ngon
Thịt bò nấu khoai tây
xem thêm »

Cách làm xúc xích

Cách làm xúc xích không khó. Nếu bé nhà bạn thích món này, bạn có thể tự làm ở nhà cho bé ăn dần, vừa ngon vừa đảm bảo.

» Bầu dục xào ớt xanh
» Cách làm nem chua
» Cách làm ruốc bông

NGUYÊN LIỆU

- Ruột non lợn: 150 gr
- Thịt lợn nạc: 500 gr
- Mỡ gáy lợn: 100 gr
- Bì lợn: 100 gr
- Hạt tiêu: 10 gr
- Tỏi khô: 1 củ
- Diêm tiêu
- Màu thực phẩm
- Gia vị: muối, đường, mì chính, tiêu xay.

Cách làm xúc xích ngon
Cách làm xúc xích
xem thêm »

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Cách pha nước mắm lèo chấm cá

Cách pha nước mắm lèo chấm cá cùng với nước mắm gừng là hai loại nước chấm cá cơ bản. Cách làm cũng khá đơn giản.

Thành phần chủ yếu của nước mắm lèo là ruột cà băm nhỏ vừa tương bần, chưng lên. Nước chấm này thường sử dụng kho ở trạng thái nóng hoặc ấm, vị ngọt, bùi, béo.

NGUYÊN LIỆU

- Lòng cá: 1 bộ (khoảng 300 gr)
- Tương bần: 50 ml
- Nước mắm: 20 ml
- Mì chính: 1/2 thìa
- Dấm: 1 thìa
- Đường 1/2 thìa
- Tiêu xay: 1/2 thìa cà phê
- Hành tím: 1 củ
- Gừng: 1 mẩu nhỏ
- Dầu ăn: 20 ml

CÁCH LÀM

Cách pha nước mắm lèo chấm cá
xem thêm »

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Các món giúp giải rượu dịp Tết

Tết là thời điểm được gặp, tụ tập bạn bè, người thân vì thế ít người có thể tránh khỏi những cơn say bia, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để giúp ông xã giải rượu trong cơ thể, chị em hãy tham khảo các thông tin về món ăn dưới đây nhé!

Các loại nước uống

Bột sắn giây

Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây pha không cho đường hơi khó uống nhưng nó lại giúp cho gan tham gia đào thải độc tốt, giải rượu tốt.
Lá dong hoặc búp dong non

Lá dong (dùng để gói bánh chưng) 100-200 g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt pha đường uống. Búp dong non bạn có thể lấy về rửa sạch, giã ra lấy nước uống.

Nước quất (nước tắc)

Quất (hay còn gọi là tắc) rất hữu hiệu để giải rượu. Bạn có thể dùng quất tươi, quất khô hay quất ngâm chua đều tốt. Khi uống, pha cùng nước ấm và một thìa đường, 1 chút muối để nước uống thêm đậm đà, dễ uống.

Nước ép bưởi

Thịt bưởi vị ngọt, chua, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu. Có thể sử dụng làm nước ép hoặc ăn trực tiếp đều có tác dụng giải rượu rất tốt.

Nước ép cà chua

Cà chua cũng giải ngộ độc và say rượu. Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các chất nguyên tố cali, canxi, natri.... Cách đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín, sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể các nguyên tố nói trên.

Nước chanh

Chanh tươi một quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn cả quả càng tốt.
Nước củ cải trắng

Giã nát một ít củ cải trắng, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường rồi uống làm nhiều lần.

Nước cốt rau cần

Rau cần một nắm rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.

Nước giấm

Giấm ăn 60 g, đường 15 g, gừng 3 lát, giã nát, hòa lẫn với nhau rồi uống.

Món ăn giải rượu

Dưa muối

Dưa muối và các thực phẩm lên men. Là một trong những món ăn lành mạnh cho sức khỏe. Những thực phẩm này giàu chất điện giải và nước muối giúp bạn ngăn chặn những cơn buồn nôn. Vì thế bạn nên ăn những món ăn này sau khi uống rượu.
Sữa chua

Sữa chua có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình hấp thu rượu, hơn nữa, hàm lượng canxi phong phú trong sữa chua còn rất tốt cho việc giải tỏa khó chịu sau khi uống rượu say.

Các chế phẩm từ đậu xanh

Ăn các sản phẩm chế từ đậu xanh (khoảng 10-30 g), hoặc giã 5-10 g đậu xanh cả vỏ, pha đường uống.

Nước hãm

Nước trà

Trà búp 5 g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi cũng được) 16 g, thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống.

Vỏ quýt khô

Vỏ quýt phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30 g, có thể sao thơm; mơ chua 2 quả, cho vào khỏang 300 ml nước, sắc nhỏ lửa 20-30 phút rồi uống, thêm chút nước gừng hoặc trà gừng thì càng tốt.

Lưu ý

Các món ăn, đồ uống trên chỉ có tác dụng giảm bớt phần nào tác hại của rượu vì thế, điều quan trọng nhất là không uống rượu quá nhiều, làm chủ bản thân trước những lời mời mọc của mọi người.

Theo T.H (Khám phá)

Ju Duoqi và những kiệt tác nổi tiếng từ rau củ quả (2)

Ju Duoqi và những kiệt tác nổi tiếng từ rau củ quả (2)


Ju Duoqi và những kiệt tác nổi tiếng từ rau củ quả
xem thêm »

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Ju Duoqi và những kiệt tác nổi tiếng từ rau củ quả (1)

Ju Duoqi sinh năm 1973 tại Trùng Khánh. Cô tốt nghiệp trường Cao đẳng Nghệ thuật Tứ Xuyên, hiện đang sống và làm việc tại Bắc Kinh.

Gian bếp của Ju Duoqi cũng chính là studio của cô, nơi tự do thể hiện các ý tưởng nghệ thuật của mình trên rau củ quả.

Từ những loại rau củ quả bình thường, như: đậu hũ, bắp cải, gừng, củ sen, rau mùi, và khoai lang..., Ju Duoqi đã tái tạo lại những tác phẩm nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.

Ju Duoqi và những kiệt tác nổi tiếng từ rau củ quả (2)

Ju Duoqi và những kiệt tác nổi tiếng từ rau củ quả
xem thêm »

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Những lá quốc kì từ thực phẩm

Được coi như một phần của việc quảng bá cho Lễ hội Ẩm thực quốc tế Sydney, các công ty quảng cáo WHYBIN\TBWA đã thiết kế 18 lá quốc kì của các quốc gia dựa trên việc sử dụng các thực phẩm đặc trưng của chính mỗi quốc gia, phù hợp với màu sắc thực.


Những lá quốc kì từ thực phẩm
Italy: Húng quế, mì pasta cùng cà chua, những thực phẩm quen thuộc của đất nước hình chiếc ủng.
xem thêm »

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

Jurgen Steenwelle và những tác phẩm thú vị trên chuối


Jurgen Steenwelle -  nhà thiết kế, đồng thời cũng là người cha của 2 cô con gái nhỏ tuổi đã có những ý tưởng lý thú khi biến bộ những quả chuối trong bữa sáng của 2 cô công chúa thành những tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo.

Jurgen Steenwelle đã thể hiện tình yêu cũng như sự sáng tạo của mình trên những trái chuối. Điều này không những khiến 2 cô con gái của anh thích mê, mà còn khiến rất nhiều cư dân mạng thích thú, chia sẻ.

Jurgen Steenwelle và những tác phẩm thú vị trên chuối
Chim cánh cụt đầu chuối
xem thêm »

Ăn chay đúng cách

Ăn chay đúng cách là bạn cần lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp đủ các nhóm: đường, béo, bột, đạm, vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.

Protein (đạm): là một trong những thực phẩm già năng lượng, cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì hoạt động sống trong cơ thể. Đạm có nhiều trong động vật, tuy nhiện một số loại thực phẩm cũng rất giàu đạm, nhất là đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương như: đậu, sữa đậu nành, ngoài ra còn có đậu Hà Lan, các loại hạt. Bạn có thể chế biến nhiều món ngon từ đậu hũ, như: chiên giòn, lướt ván, hấp, hay bánh mì kẹp thịt chay.

Lipit (chất béo): sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc thực vật như: dầu thực vật, dầu lạc, dầu hướng dương, dầu ô liu.

Vitamin có nhiều trong rau củ và các loại hoa quả. Một trong những loại vitamin không thể thiếu là vitamin B12. Vitamin B12 tham gia vào quá trình tổng hợp ADN, ảnh hưởng đến tế bào máu và hệ thần kinh. Tuy nhiên B12 không có trong thực vật, vì vậy người ăn chay nên sử dụng các loại thực phẩm có bổ sung B12 như: các loại bột ngũ cốc, bánh mì và men dinh dưỡng.

Ăn chay đúng cách
Ăn chay đúng cách
xem thêm »

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

Cách chặt thì gà

Để có đĩa gà luộc ngon mắt trước tiên là bải phải biết cách luộc. Thường thì chúng ta luộc trong nước lạnh, nước phải ngập thịt, luộc chín tới và vừa lửa để da không bị rách. Tốt nhất là các bạn chỉ nên luộc gà gần chín, sau đó bắc xuống, để cho tới khi nguội.

Chặt thịt gà nên chặt khi nguội hẳn chứ không phải khi nóng, thịt gà sẽ không bị nát, long, rời da. Khi vớt gà khỏi xoong các bạn dùng dao rạch phần da giữa đùi và thân, lách mũi dao vào trong, sau đó đủ úp gà xuống để gà ráo nước, khi chặt không bị bắn.

Bên cạnh đó là cách chặt thịt gà. Để chặt thịt gà đẹp mắt các bạn sử dụng dao chặt sắc (nhưng không cần quá to và nặng như dao chặt xương lợn), và thớt dày một chút, kê một cái khăn ở dưới cho "chắc kê". Trước khi chặt các bạn pha gà ra thành từng bộ phận: đầu cổ, 2 chân, 2 cánh, đùi, sau đó chẻ dọc theo lưng hoặc lườn pha mình gà làm 2, rồi làm tư, sau đó mới chặt.

Cách chặt thì gà

Khi chặt thì phải dứt khoát, nhưng không cần quá mạnh tay (dao sẽ găm vào thớt, tạo mùn, rất hôi). Miếng thịt gà nên có hình vuông hoặc hình chữ nhật, hoặc hơi giống hình bình hành. Nhưng không nên chặt chéo quá vì xương gà rất sắc, có thể tạo ra các đầu nhọn, không an toàn khi ăn.

Khi bày thịt gà bạn có 2 cách. Một là theo kiểu truyền thống của các cụ, miếng thịt gà thường được chặt to, bày trong đĩa tròn, đầy đặn như đĩa xôi. Và thứ 2 là bày theo thế của con gà khi còn sống, chặt theo cách này thì các bạn bắt đầu từ pha gà như bên trên, sau đó chặt từ lưng, bày vào giữa đĩa, kế đó là lườn, bày lên trên lưng, 2 đùi bày 2 bên, cánh lên trên. Đĩa thịt gà nhìn sẽ rất sống động.

Cách chặt thì gà

30 Tết rồi, chúc các bạn có một giao thừa ấm áp bên người thân và một năm mới AN KHANG - THỊNH VƯỢNG.

Thanks !

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Bảo quản thực phẩm dịp tết

29 Tết rồi, mọi nhà mua sắm thực phẩm chắc cũng kha khá rồi. Mà năm này thời tiết nóng hơn mọi năm, không rét, thực phẩm vì thế mà cũng không để lâu được.

Dưới đây là một số Cách bảo quản thực phẩm trong những ngày tết, các bạn tham khảo qua nhé:

Bánh chưng: Không nên cho bánh vào trong tủ lạnh vì bánh sẽ bị "lại gạo", trở nên khô và cứng. Nhưng nhà nào nhỡ mua cả chục cái, không thể ăn hết trong ngày một, ngày hai, lại đúng dịp nắng nóng thế này thì đây là giải pháp bất đắc dĩ. Bạn nện cho vào túi nilong trước khi cho vào tủ lạnh, nếu để qua 2 ngày thì sẽ phải luộc lại trước khi ăn.

Với bánh đã bị mốc thì bạn cần phải kiểm tra xem mốc chỉ ở ngoài lá hay đã vào bên trong, có mùi chua không. Nếu mốc vào bên trong thì bạn phải cắt bỏ chỗ mốc, còn đã lên mùi chua thì tốt nhất là nên bỏ đi.

Bảo quản thực phẩm dịp tết
Bảo quản thực phẩm dịp tết
xem thêm »

Phân biệt một số loại quả Trung Quốc

Nhiều loại thực phẩm nói chung và hoa quả nói riêng vào Việt Nam dưới mác của các loại hoa quả nổi tiếng. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn cách nhận biết một số loại hoa quả Trung Quôc.

Các loại hoa quả này do vận chuyển xa và thu hái khi chưa chín, thường sử dụng nhiều chất kích thích và chất bảo quản nên trái cây có kích thướng đều đặn, bóng láng và giữ được rất lâu, có thể lên đến hàng tháng. Trong khi hoa quả tự nhiên chỉ vài ngày là đã bắt đầu hỏng, chín không đều. 

Táo: Táo Mỹ, Châu Âu hay Newzeland có màu đỏ sẫm, trên thân có nhiều sọc đốm chạy dọc từ cuống tới trôn táo. Trong khi táo Trung Quốc do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu châu Á nên quả thường có màu hồng, khi về Việt Nam thường được bọc trong lưới xốp.

Khi ăn táo Newzeland lòng màu vàng, mùi thơm đặc trưng, còn ruột táo Trung Quốc màu trắng và không có mùi gì. Táo Châu Âu có vị ngọt hơn hẳn, trong khi tóa Trung Quốc thường xốp và vị ngọt lợ.

Phân biệt một số loại quả Trung Quốc
Phân biệt một số loại quả Trung Quốc
xem thêm »

Mẹo chọn hoa quả tươi ngon ngày tết

Theo những người làm vườn có kinh ngiệp thì mẹo chọn hoa quả tươi ngon không khó. Tất cả chỉ dựa vào mắt thường, khả năng quan sát và sờ bằng tay.

Cam, quýt: Khi chọn cam quýt các bạn không nên chọn những trái nhìn vàng tươi, mà cuống đã rụng. Còn cuống và cuống phải tươi, vì nhiều trường hợp (nhất là bưởi) người bán sử dụng keo 502 để gắn cuống vào quả. Nên chọn những trái, cam quýt có màu vàng, bóng láng, vỏ mỏng, có đốm thâm trên mình. Với cam sành, những trái lớn, vỏ dày, vàng suộm một bên (thường do rám nắng), những trái này thường khô, ít nước và không ngọt.

Bưởi da xanh: Ở chợ thường phân ra làm vài ba loại, 1 - 2 - 3 với kích cỡ khác nhau, màu sắc vỏ ngoài. Giá cả cũng rất đa dạng, từ 20.000 tới > 100.000/ trái. Khi chọn bười da xanh các bạn chọn những trái nặng tay, da xanh láng, hơi ngả vàng. Nếu nâng trên tay mà trái nhẹ thì bưởi xốp, ít nước; cũng không nên chọn trái có da nhăn nhúm, xanh đậm.

Mẹo chọn hoa quả tươi ngon ngày tết
Mẹo chọn hoa quả tươi ngon ngày tết
xem thêm »

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Mẹo vặt nhà bếp

Bài viết này chia sẻ với các bạn một số mẹo vặt nhà bếp đơn giản mà không phải ai cũng biết:

Khử mùi tanh của cá


Khử khi sơ chế: Với một số loại cá có màng đen ở bụng (như cá mè chẳng hạn) thì các bạn phải bóc hết màng đen này. Một số loại cá khác (như cá trê và một số loại cá da trơn) thì có cục hoi nằm dưới vây trước, các bạn lấy dao cắt chéo vào dưới vây trước để lấy cục hoi này ra. Cá chép thì dọc 2 bên lưng có đường gân màu trắng, các bạn xát rượu gừng vào thì đường gân sẽ hiện rõ, chỉ viêc lấy nhíp  lôi đường gân này ra cũng loại trừ được mùi hôi của cá. Ngoài ra để cá bớt tanh khi sơ chế các bạn có thể sát muối ra bên ngoài.

Mẹo vặt nhà bếp

Khi khi chế biến: các gia vị mạnh như gừng, riềng, rau răm, nước chè đặc... đều khử mùi tanh rốt tốt. Các bạn nên sử dụng các gia vị này để chế biến các món ăn có liên quan đến cá.
xem thêm »

Cách gói bánh chưng ngày tết

Bánh chưng là một món ăn truyền thống của người Việt Nam trong dịp tết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách gói bánh chưng. Vì chỉ cần bạn gói lỏng tay một chút là bánh sẽ bị nhão, mà gói chặt tay quá thì bánh khô mà bên trong hạt gạo vẫn có cảm giác chín dở.

Trong bài viết này Bí Ngô sẽ cùng với các bạn tìm hiểu Cách gói bánh chưng ngày tết  nhé !


NGUYÊN LIỆU

- Gạo nếp
- Đậu xanh
- Thịt lợn
- Lá dong
- Lạt
- Gia vị: Muối, tiêu, mì chính

Thường thì một chiếc bánh chưng có trọng lượng khoảng 1 kg, trong đó: thịt khoảng 200 gr, đỗ 200 gr và gạo khoảng 500 gr, còn lại là lá, nước... Các bạn định gói bao nhiêu cái thì tự nhân khối lượng nhé. Ngoài ra một số người thích ăn nhiều đậu xanh hơn thì các bạn có thể tăng lượng đậu lên một chút và giảm lượng gạo đi nhé.

Cách gói bánh chưng ngày tết ngon
Bánh chưng - món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ tết
xem thêm »

Bầu dục xào ớt xanh

Bầu dục ( cật heo ) một số người không quen ăn, vì có mùi ngai ngái. Thực ra bầu dục nếu biết cách khử mùi thì rất ngon. Bạn có thể chế biến nhiều món ăn ngon như: bầu dục xào ớt xanh, nấu cháo, cháy tỏi...

Bầu dục xào ớt xanh có mùi thơm, vị ngọt tự nhiên, giòn, rất ngon.

» Cách làm nem chua
» Cách làm ruốc bông
» Bì cuốn

NGUYÊN LIỆU

- Bầu dục: 500 gr
- Ớt xanh: 300 gr
- Cà rốt: 1/2 quả
- Mộc nhĩ: 10 gr
- Cần tây: 50 gr
- Rau mùi: 1 ít
- Gừng: 1 miếng nhỏ
- Bột đao: 10 gr
- Dầu ăn: 30 ml
- Tỏi khô: 1/2 củ
- Gia vị: Nước mắm, muối, mì chính, hạt tiêu.

Cách làm món Bầu dục xào ớt xanh ngon
Bầu dục xào ớt xanh
xem thêm »

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Ấn tượng với Socola

Socola là món ăn quen thuộc, ngọt ngào và quyến rũ, cũng là quà tặng không thể thiếu trong ngày lễ tình nhân: Valentine.

Hãy cũng chiêm ngưỡng nhưng sáng tạo ấn tượng với Socola nào:

Ấn tượng với Socola
Socola được tạo hình theo bền mặt của các hành tinh
xem thêm »

Cách làm nem chua

Nem chua là một đặc sản của Thanh Hóa. Món ăn có màu đỏ nhạt, vị hơi chua, thường được chấm với tương ớt, là món ăn chơi hoặc nhậu.

» Cách làm ruốc bông
» Bì cuốn
» Gỏi bao tử ngó sen

NGUYÊN LIỆU

- Thịt mông nạc: 1 kg
- Mỡ phần: 200 gr
- Bì lợn: 300 gr
- Mỡ nước: 50 ml
- Tỏi khô: 30 gr
- Diêm tiêu: 5 gr
- Lá vông
- Lá chuối
- Lạt hoặc dây thun để buộc
- Phèn chua: 5 gr
- Gia vị: Muối, nước mắm

Cách làm nem chua thanh hóa ngon
Nem chua - đặc sản Thanh Hóa
xem thêm »

Cách làm ruốc bông

Ruốc bông thì là món phổ biến rồi. Ruốc bông ăn với cơm hay ruốc bông đem làm khổ qua chà bông đều ngon cả.

Ruốc có thể mua, nhưng tự làm vẫn thú vị hơn vì bạn có thể làm cho ruốc bông hoặc sợi vẫn còn to, làm vừa tới hoặc sao cho hơi vàng một chút. Mình thấy nhiều bạn thích làm ruốc cho thật bông nhưng khi ăn thì toàn vỗ thành lọ cho sợi to nổi lên trên và chọn ăn những sợi này.

» Bì cuốn
» Gỏi bao tử ngó sen
» Óc lợn rán

NGUYÊN LIỆU

- Thịt thăn lợn: 1 kg
- Nước mắm ngon

Cách làm ruốc bông ngon
Cách làm ruốc bông
xem thêm »

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Bì cuốn

Bì cuốn là một trong những món cuốn tiêu biểu của người Việt Nam. Thịt và bì vàng đều, giòn dai, vị vừa ăn, ăn kèm với dưa góp và nước mắm chua ngọt rất ngon.

» Gỏi bao tử ngó sen
» Óc lợn rán
» Óc lợn hầm thuốc bắc

NGUYÊN LIỆU

- Thịt lợn: 500 gr
- Bì lợn: 200 gr
- Thính gạo: 100 gr
- Bánh đa nem: 100 gr
- Dấm: 100 ml
- Tỏi: 50 gr
- Rau xà lách: 500 gr
- Rau thơm, mùi: 1 ít
- Ớt tươi
- Dưa kiệu: 200 gr
- Dưa góp
- Dầu ăn
- Gia vị: Đường, muối, mì chính, tiêu xay

Cách làm món Bì cuốn ngon
Bì cuốn
xem thêm »

Gỏi bao tử ngó sen

Gỏi bao tử ngó sen có vị giòn, hài hòa chua cay mặn ngọt, ăn cùng với bánh phồng và nước mắm chua ngọt ngon miễn chê.

» Óc lợn rán
» Óc lợn hầm thuốc bắc
» Chân giò hầm khoai môn

NGUYÊN LIỆU

- Dạ dày lợn: 500 gr
- Ngó sen: 300 gr
- Hành tây: 100 gr
- Dưa chuột: 100 gr
- Chanh: 2 quả
- Lạc rang: 50 gr
- Hành phi: 30 gr
- Tỏi khô: 1/2 củ
- Ớt tươi: 1 quả
- Rau răm
- Gia vị: Đường, nước mắm, dấm, mì chính, muối, tiêu xay.

Cách làm món Gỏi bao tử ngó sen ngon
Gỏi bao tử ngó sen
xem thêm »

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Óc lợn rán

Óc lợn rán vàng, thơm và béo ngậy. Món này ăn chơi hoặc dùng để làm mồi nhậu cũng rất tốt. Thêm ít dưa chua và xì dầu tỏi ớt là tuyệt.

» Óc lợn hầm thuốc bắc
» Chân giò hầm khoai môn
» Sườn lợn hầm đậu đen

NGUYÊN LIỆU

- Óc lợn: 1 kg
- Trứng vịt; 2 quả
- Hành khô: 1 củ
- Dầu ăn: 50 gr
- Gia vị: Nước mắm, mì chính, hạt tiêu, đường, rau mùi

Cách làm món Óc lợn rán ngon
Óc lợn rán
xem thêm »

Óc lợn hầm thuốc bắc

Óc lợn hầm thuốc bắc có màu nâu nhạt, thơm mùi thuốc, vị ngọt béo. Món này thường được dùng tẩm bổ, rất tốt.

» Chân giò hầm khoai môn
» Sườn lợn hầm đậu đen
» Sườn lợn hầm thuốc bắc

NGUYÊN LIỆU

- Óc lợn: 2 bộ
- Hoài sơn: 10 gr
- Kì tử: 10 gr
- Long nhãn: 12 gr
- Gừng: 10 gr
- Rượu trắng: 1 thìa
- Gia vị: nước mắm, muối

Cách làm món Óc lợn hầm thuốc bắc
Óc lợn hầm thuốc bắc
xem thêm »

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Chân giò hầm khoai môn

Chân giò hầm khoai môn có màu xám, thịt nâu, thơm mùi hành hoa, mùi tàu, vị ngọt vừa ăn. Món này làm canh ăn cơm, ăn chơi hoặc dùng cho phụ nữ cho con bú rốt tốt.

» Sườn lợn hầm đậu đen
» Sườn lợn hầm thuốc bắc
» Chả xương sông

NGUYÊN LIỆU

- Chân giò: 500 gr
- Khoai môn: 300 gr
- Nấm hương: 5 gr
- Hành khô: 1 củ
- Hành hoa: 10 gr
- Mùi tàu: 2 cây
- Dầu ăn
- Gia vị: Nước mắm, mì chính, hạt tiêu, muối.

Cách làm món Chân giò hầm khoai môn ngon
Chân giò hầm khoai môn
xem thêm »

Sườn lợn hầm đậu đen

Sườn lợn hầm đậu đen có màu hơi đen, nhưng mùi rất thơm và thịt rất ngon. Món này vừa là món ăn chơi, mà dùng để bồi bổ cũng rất tốt.

Các bạn có thể thay sườn lợn bằng xương, chân giò, gà ta theo sở thích nhé.

» Sườn lợn hầm thuốc bắc
» Chả xương sông
» Thăn lợn xào rau cải

NGUYÊN LIỆU

- Sườn lợn: 500 gr
- Đậu đen: 100 gr
- Hành khô: 2 củ
- Tỏi khô: 1/2 củ
- Rau mùi: 1 ít
- Hành hoa: 1 ít
- Dầu ăn
- Gia vị: Nước mắm, muối, mì chính

Cách làm món Sườn lợn hầm đậu đen ngon
Sườn lợn hầm đậu đen
xem thêm »

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Sườn lợn hầm thuốc bắc

Sườn lợn hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng, ngon miệng, thường được dùng để bồi bổ. Món này thơm mùi thuốc bắc, vị ngọt, hơi đắng, dễ ăn.

» Chả xương sông
» Thăn lợn xào rau cải
» Cà tím xào thịt

NGUYÊN LIỆU

- Sườn lợn: 500 gr
- Thục: 20 gr
- Nhân bì: 20 gr
- Sinh địa: 20 gr
- Thổ phục linh: 20 gr
- Gia vị: mì chính, muối

Cách làm món Sườn lợn hầm thuốc bắc ngon
Sườn lợn hầm thuốc bắc
xem thêm »

Chả xương sông

Chả xương sông được làm tư thịt nạc vai băm nhỏ, trộn cung gia vị, hành, cuộn trong lá xương sông, nướng trên lửa hồng.

Miếng chả xanh thẫm, bóng láng, thơm mùi đặc trưng của lá xương sông, thịt nướng, vị ngọt, vừa ăn. Chả này có thể là nướng, chiên, hoặc dùng để nấu một số món canh như: cà tím nấu bung, ốc nấu chuối đậu, bún dọc mùng... Hoặc dùng ăn với cơm đều rất ngon.

» Thăn lợn xào rau cải
» Cà tím xào thịt
» Cách làm Pa tê gan lợn

NGUYÊN LIỆU

- Thịt nạc vai: 1 kg
- Lá xương sông: 50 gr
- Hành củ: 50 gr
- Than hoa: 1 kg
- Dầu ăn: 50 ml
- Gia vị: Nước mắm, hạt tiêu, đường, mì chính.

Cách làm món Chả xương sông ngon
Chả xương sông
xem thêm »

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Thăn lợn xào rau cải

Thăn lợn xào rau cải thơm ngon, vị vừa ăn, đĩa xào khô. Món này thường được dùng trong bữa cơm gia đình, ngon mà lại nhanh.

» Cà tím xào thịt
» Cách làm Pa tê gan lợn
» Măng xào thịt lợn

NGUYÊN LIỆU

- Thịt thăn lợn: 200 gr
- Rau cải ngọt: 500 gr
- Bột đao: 10 gr
- Hành khô: 20 gr
- Hành hoa: 20 gr
- Rau mùi: 1 ít
- Dầu ăn: 30 gr
- Dầu ăn: 30 gr
- Gia vị: Nước mắm, muối, mì chính, tiêu xay.

Cách làm món Thăn lợn xào rau cải ngon
Thăn lợn xào rau cải
xem thêm »

Nộm hến

Nộm hến có màu màng của hoa chuối, đu đủ trắng phơn phớt xanh, cà rốt đỏ. Vị ngọt mặn chua cay hài hòa.

» Hến xào miến
» Canh hến nấu riêu
» Canh hến nấu bầu

NGUYÊN LIỆU

- Hến: 2 kg
- Thịt ba chỉ: 150 gr
- Đu đủ xanh: 200 gr
- Cà rốt: 100 gr
- Chanh: 2 quả
- Lá chanh: 10 gr
- Vừng: 50 gr
- Hành khô: 30 gr
- Ớt tươi: 20 gr
- Rau thơm
- Rau mùi
- Hành khô: 1 củ
- Dầu ăn: 30 gr
- Gia vị: Đường, nước mắm, muối, mì chính, tiêu.

Cách làm món Nộm hến ngon
Nộm hến
xem thêm »

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Hến xào miến

Hến xào miến thơm mùi hành hoa, hến, vị ngọt đậm, đặc trưng, sợi miến giòn dai, ăn rất ngon.

» Canh hến nấu riêu
» Canh hến nấu bầu
» Canh hến nấu hoa chuối
» Hến xào xúc bánh đa

NGUYÊN LIỆU

- Hến: 2 kg
- Miến: 200 gr
- Thịt nạc vai: 100 gr
- Cà rốt: 1/2 củ
- Mộc nhĩ: 10 gr
- Hành khô: 30 gr
- Hành hoa: 50 gr
- Rau mùi: 50 gr
- Dầu ăn: 100 ml
- Gia vị: Nước mắm, muối, mì chính, hạt tiêu.

Cách làm món Hến xào miến ngon
Hến xào miến
xem thêm »

Cách làm Mứt Dừa ăn Tết

Với những cách làm này bạn tha hồ tự tay làm ra những mẻ mứt dừa siêu ngon với nhiều màu sắc hấp dẫn cho ngày Tết.

Mứt dừa non vị sữa, trà xanh, cacao

Nguyên liệu:

- Cùi dừa non: 1kg
- Đường: 500gr
- Sữa tươi (hoặc sữa đặc): 1 túi 200gr
- Bột trà xanh: 2 thìa cà phê
- Bột cacao: 2 thìa cà phê
Thực hiện:

Mứt dừa non ăn rất ngon vì mứt khá dẻo và dai chứ không bị cứng cứng như mứt dừa làm từ dừa bánh tẻ. Nhưng để làm ra được 1kg mứt dừa non sẽ tốn khá nhiều quả dừa non vì mứt dừa non này mình làm hoàn toàn bằng loại dừa lấy nước uống nên phần cơm dừa không được nhiều. Các bạn có thể mua loại dừa non này ở những hàng bán dừa non, nhưng nên nói người bán chọn cho những quả có phần cơm dừa hơi dầy một chút.

Tốt nhất là các bạn nên mua lại những quả dừa đã được người ta bán hết phần nước cho khách, như thế sẽ vừa rẻ mà lại không bị lãng phí phần nước dừa vì không thể tiêu thụ hết một lúc. Hoặc trong những ngày nắng nóng, các bạn mua dừa non về uống hết nước. Sau đó các bạn hãy tách lấy phần cùi non rồi cho vào túi bóng zip (hoặc hộp), cất vào ngăn đá tủ lạnh.

Các bạn cứ góp dần như thế cho đến khi được nhiều nhiều một chút, đủ để làm một mẻ mứt. Lúc này các bạn chỉ cần bỏ cùi dừa non ra khỏi tủ lạnh, rã đông rồi làm. Với mẻ mứt dừa non này là mình cũng làm từ cùi dừa non được cấp đông từ lâu.

Dùng dao chặt quả dừa làm 4, lấy 1 chiếc thìa (loại thìa cứng một chút) cạy lấy phần cùi non (vì là dừa non nên khó để nạo được những sợi dừa thật dài và mỏng như dừa bánh tẻ nên không cần phải tách cùi dừa còn nguyên hình dạng như với dừa bánh tẻ).

Gọt bỏ phần vỏ nâu bên ngoài, thái dừa thành miếng hoặc những sợi nhỏ dài cỡ cái đũa ăn cơm (nếu thái thành miếng thì thời gian sên mứt sẽ lâu hơn một chút).

Rửa dừa với nước để loại bỏ phần dầu dừa, rửa lặp đi lặp lại khoảng vài lần cho đến khi nước rửa dừa trong là được.

Đun sôi 1 nồi nước, cho dừa vào chần nhanh trong khoảng 1 phút. Sau đó chắt bỏ nước, đổ dừa ra rổ cho ráo nước.

Cho 1/3 lượng đường và sữa tươi vào chảo, đun nhỏ lửa cho sữa ấm lên, dùng đũa quấy đều để đường tan. Cho 1/3 số dừa vào chảo, đun ở mức lửa trung bình, thi thoảng đảo đều. (Ở đây mình sên mứt dừa vị sữa trước vì mình sẽ tận dụng phần đường thừa không bám hết vào mứt cho mẻ sau).

 Khi nước đường cạn sền sệt thì hạ lửa về mức nhỏ nhất, đun liu riu và dùng đũa đảo liên tục để đường kết tinh bám trắng vào mứt. Vì mứt dừa non thái miếng khá dày cho nên nếu không sên cho mứt khô hẳn thì sau vài tiếng có thể mứt sẽ ra nước và ướt nhẹp.

Cho nên khi đường đã kết tinh bám trắng vào miếng mứt các bạn cứ vẫn tiếp tục đảo đều trên bếp như thế khoảng 10 -15 phút nữa. Khi cắn thử thấy bên trong miếng mứt có vẻ khô ráo và dẻo dai là được (khi đảo khô mứt trên bếp, lửa phải để thật nhỏ và đảo đều liên tục, tránh việc lửa to sẽ làm đường bị cháy).

Khi mẻ mứt dừa vị sữa đã được, các bạn cho mứt ra khay để hong cho mứt nguội và khô hơn. Phần đường thừa trong chảo các bạn cho thêm một ít nước và ½ lượng đường còn lại vào, đun cho đường tan hoàn toàn thì cho tiếp ½ chỗ dừa còn lại vào.

Đun cho đường cạn sền sệt thì rắc cacao vào, dùng đũa đảo đều và hạ lửa liu riu. Tiếp tục làm tương tự như mứt dừa vị sữa.

Để không bị lẫn mùi vị thì các bạn sên mứt dừa vị trà xanh bằng một chảo khác. Các bước sên mứt vị trà xanh sẽ làm tương tự như với mứt dừa non vị cacao.

Để mứt dừa non được khô hơn nữa thì sau khi sên, các bạn cho ra khay, đợi nguội rồi cho vào tủ lạnh 1-2 ngày.

Mứt dừa nhiều màu

Nguyên liệu:

- 2 trái dừa lựa quả đừng quá già (600gr) - 180ml sữa tươi - 350gr đường

- Màu hay vị các bạn cứ mua sữa đã có vị sẵn như sữa dâu, sữa chuối, sữa cam, sữa cà rốt hay sữa chocolate, sữa cacao...Đây là các loại sữa có đường nên các bạn hãy giảm lượng đường xuống còn 320gr thôi nhé.
Thực hiện:

- Dừa bổ làm đôi bỏ nước, hơ qua lửa hay cho vào lò nường 20 phút ở nhiệt độ 110 độ C (cách này gỡ vỏ dễ).

- Gọt bỏ phần vỏ nâu và rửa qua nước lạnh thật sạch.

- Bào dừa mỏng bằng dao hai lưỡi. Ngâm dừa vào nước lạnh 10 phút, sau đó sả qua nước lạnh thật sạch, để ráo.

- Sữa tươi, đường, dừa cho hết vào 1 cái âu to trộn đều.

 Những cách làm mứt dừa ngon - 6

-  Để như thế khoảng 2-3 tiếng cho đường tan.

- Cho dừa và nước đường vào chảo không dính, bắt lên bếp sên với lửa vừa, khi nước đường sôi bạn hãy hạ nhỏ lửa và tiếp tục sên cho đến khi đường kết tinh, mứt khô ráo thì tắt bếp.

- Đổ mứt ra khay, trong khi mứt còn nóng bạn gỡ những miếng mứt dài ra hay tạo hình hoa tùy thích.

 Lưu ý: Trong khi sên mứt bạn cần đảo đều để mứt không bị cháy nhé.
Theo Eva

Canh trai nấu rau răm

Canh trai nấu rau răm, và các loại canh trai, hến nói chúng đều đặc trưng bởi màu nước trắng nhờ, vị ngọt đậm, thơm mát.

» Canh hến nấu bầu
» Ốc nấu thả
» Ốc hấp lá gừng

NGUYÊN LIỆU

- Trai: 1 kg
- Hành hoa: 20 gr
- Rau răm: 20 gr
- Cà chua: 2 quả
- Hành khô: 20 gr
- Dầu ăn
- Gia vị: Nước mắm, muối, mì chính.

Cách nấu Canh trai nấu rau răm ngon
Canh trai nấu rau răm
xem thêm »

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Canh hến nấu bầu

Canh hến nấu bầu thơm mùi thì là, đặc trưng của hến, vị thanh ngọt tự nhiên của bầu và hến. Món này thường dùng với cơm và đồ mặn.

» Ốc nấu thả
» Ốc hấp lá gừng
» Ốc xào chuối đậu

NGUYÊN LIỆU

- Hến: 1 kg
- Bầu: 500 gr
- Hành hoa: 20 gr
- Thì là: 20 gr
- Dầu ăn
- Gia vị: Muối, tiêu, mì chính, nước mắm.

Cách nấu Canh hến nấu bầu ngon
Canh hến nấu bầu
xem thêm »

Tỉa hoa văn cơ bản cho món ăn ngon mắt

Hoa văn là những họa tiết đơn giản được cắt tỉa trên thực phẩm nhằm mục đích giúp cho món ăn đẹp mắt và ngon hơn.

Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn một số loại hoa văn cơ bản được tỉa trên cà rốt. Trên thực tế, các bạn có thể áp dụng với nhiều loại thực phẩm khác nhau như: củ cải, khoai tây, su hào, su su...

Với nhưng món nấu như: bò lagu, bò sốt vang, canh củ thì bạn có thể để nguyên khối sau khi đã tỉa. Với các món xào, muối chua, hay làm mứt thì sau khi tỉa các bạn cắt khối thành các lát mỏng để khi nấu sẽ nhanh chín và ngấm đều gia vị.

Dưới đây là 5 loại hoa văn cơ bản, dễ thao tác:


Hướng dẫn Tỉa hoa văn trên cà rốt

Từ bên trái qua phải là: hình chữ thập, hoa mai, hình mang cá, hình răng cưa, hình chữ M.
xem thêm »

Cua biển nấu măng chua

Cua biển nấu măng chua khá hợp, rất dễ ăn. Món này bạn có thể ăn cùng với cơm hoặc bún, hoặc nấu nhiều nước một chút để ăn lẩu.

Nếu ăn lẩu thì các bạn chuẩn bị thêm các loại rau ăn lẩu măng chua như: muống, rút, kèo nèo, giá đỗ, chuối bào.

» Canh chua cua biển
» Cua lột tẩm bột chiên giòn
» Súp cua bể thịt gà

NGUYÊN LIỆU

- Cua biển: 1 con (khoảng 700 gr)
- Măng chua: 300 gr
- Cà chua: 2 quả
- Me: 3 quả
- Rau ngổ: 3 cọng
- Mùi tàu: 3 cây
- Tỏi củ: 5 tép
- Ớt sùng: 1/2 quả
- Ớt xay: 1 thìa cà phê
- Dầu ăn
- Gia vị: Nước mắm, mì chính, muối, đường, tiêu xay.

Cách nấu Cua biển nấu măng chua ngon
Cua biển nấu măng chua
xem thêm »

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Canh chua cua biển

Canh chua cua biển có màu vảng đỏ, đặc trưng của gạch cua, thơm lựng mùi tàu và cua, vị ngọt đậm, hơi chua, ăn cơm hay bún đều rất ngon.

» Cua lột tẩm bột chiên giòn
» Súp cua bể thịt gà
» Canh thiên lý nấu cua đồng

NGUYÊN LIÊU

- Cua bể: 1 - 2 con (mỗi con khoảng 400 gr)
- Cà chua: 200 gr
- Quả dọc: 50 gr
- Đậu bắp: 200 gr
- Hành hoa: 50 gr
- Mùi tàu: 30 gr
- Hành khô: 2 củ
- Dầu ăn
- Gia vị: Nước mắm, muối, mì chính, tiêu

Cách nấu Canh chua cua biển ngon
Canh chua cua biển
xem thêm »

Nộm bưởi mực khô

Nộm bưởi mực khô thơm mùi mực khô, pha chút hương thơm nhẹ của bưởi. Vị chua cay ngọt, thanh mát. Sơi mực không dai, nộm khô ráo, rất ngon.

» Mực tươi nhồi thịt bỏ lò
» Mực xào cải chua
» Canh mực nấu rối

NGUYÊN LIỆU

- Mực khô: 200 gr
- Bưởi chua: 300 gr
- Tỏi khô: 30 gr
- Ớt tươi: 20 gr
- Rau mùi: 100 gr
- Đường: 30 gr
- Gia vị: mắm, muối, mì chính, hạt tiêu.

Cách làm món Nộm bưởi mực khô ngon
Nộm bưởi mực khô
xem thêm »