Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Trắc nghiệm: Bạn có sạch quá không đấy?

Tick để biết nhận được những lời khuyên ngàn vàng cho bạn về sức khỏe. Đừng ngại, nếu kết quả “ngon lành” thì bạn mới cho người khác xem cũng được mà.

1. Bạn thay ga trải giường
a. Khi nào mẹ giục đến lần thứ… 8, hoặc khi nào có bạn bè đến nhà chơi. (3)
b. Khoảng 2 lần/tuần – không thể chấp nhận mức ít hơn. (1)
c. Khoảng mỗi tuần một lần, nhưng cũng có khi để vài ba tuần nếu quá bận rộn việc học. (2)

2. Bạn được tặng một cái bánh sôcôla loại đắt tiền và ngon kinh khủng! Chẳng may, bạn làm rơi bịch nó xuống sàn! Bạn:
a. Cắt những phần bị chạm xuống sàn đi và ăn phần còn lại. (2)
b. Nhặt lên ăn tiếp, vi khuẩn chưa kịp bám vào đâu! (3)
c. Thôi, vứt chứ còn gì nữa! (1)

3. Khi vào nhà vệ sinh ở trường, bạn:
a. Luôn rửa tay xà phòng sau khi đi vệ sinh. (2)
b. Chỉ rửa tay nếu đi cùng bạn bè. (3)
c. Thà cố nhịn còn hơn vào nhà vệ sinh của trường. Còn nếu quá, quá cần thì bạn sẽ kiếm giấy lót lên bồn vệ sinh, dùng giày để giật nước, tiếp tục lót giấy để mở vòi nước và vặn tay nắm cửa. (1)
sach5
“Bạn có một quan điểm lành mạnh về chuyện vệ sinh. Tuy nhiên, bạn cũng nhận thức rõ rằng cơ thể cũng phải tự học cách “chiến đấu” với những loại vi khuẩn thông thường…”

4. Một buổi sáng dậy đi học giữa những ngày mưa nhiều và ẩm ướt, bạn phát hiện ra rằng mình chẳng còn cái… đồ chip nào sạch cả (khủng khiếp không!). Bạn:
a. Nhắn tin nhờ đứa bạn xin nghỉ học, rồi ngồi ở nhà hì hục là (ủi) chỗ quần áo còn ẩm. (1)
b. Lộn ngược một cái bẩn ra mặc tạm, rồi trên đường đi sẽ mua cái mới ở một cửa hàng nào đó, đến trường thay. (2)
c. Thậm chí chẳng hề hoảng hốt! Bạn thường xuyên ở trong tình trạng hết quần áo sạch nên đã quen rồi mà! (3)

5. Mẹ đi làm cả ngày và nấu sẵn thức ăn. Bạn ăn xong thì bát đĩa bẩn làm thế nào?
a. Để đấy chứ làm thế nào, bao giờ mẹ về sẽ rửa. (3)
b. Rửa ngay – trông bát đĩa bẩn để trong chậu thì không thể chịu được. (1)
c. Rửa luôn, trừ phi có việc bận ngay lúc đó. (2)

6. Vào những ngày “đèn đỏ”, bạn thay “urgo” thường xuyên chứ?
a. Tuỳ vào mức độ, nhưng thường thì cứ 6 tiếng thay một lần. (2)
b. Có thể là vài tiếng, có thể là cả ngày mới thay một lần. Nói chung lúc nào nhớ ra thì thay, ai mà để ý được! (3)
c. Hai tiếng thay một lần, kể cả những ngày “nhẹ nhàng”. (1).
sach4
“khi cơ thể tuyệt đối không được tiếp xúc với những loại vi trùng, vi khuẩn bình thường xung quanh, thì hệ miễn dịch của bạn cuối cùng lại trở nên yếu hơn, và bạn dễ mắc các bệnh tự-miễn-dịch hơn, như dị ứng là một ví dụ tiêu biểu….”

7. Dung dịch rửa tay diệt khuẩn không cần xà phòng và nước thật là:
a. Một phát minh trên cả tuyệt vời! Bạn luôn mang theo một lọ trong túi và một lọ để trong phòng để có thể diệt khuẩn sau mỗi lần cầm điện thoại di động, bám cửa xe bus, hay thậm chí là… bắt tay người khác. (1)
b. Rất tiện lợi khi đang đi trên đường và không có sẵn nước + xà phòng. (2)
c. Thật là một thứ thừa thãi của những người thừa thời gian. Có lẽ nó chỉ dành cho những đứa trẻ suốt ngày nghịch đất mà thôi. (3)

8. Khăn mặt của bạn thì:
a. Sẽ được thay khi nào nó rách, hoặc khi nào nó có màu và mùi rất kỳ cục, hoặc khi nào mẹ “đành phải” thay hộ bạn. (3)
b. Được giặt xà phòng mỗi tối và thay mỗi tuần. (1)
c. Được thay khoảng một tháng một lần. (2)

*Bạn hãy cộng điểm theo các con số ghi ở cuối mỗi câu bạn tick nhé.

20-24đ: Có vẻ như bạn đang chống lại… toàn bộ các quy chuẩn vệ sinh bình thường nhất trong cuộc sống?
sach3
“Đã đến lúc phải thay đổi các thói quen vệ sinh cá nhân của bạn rồi! Trước hết là bạn hãy tập làm theo những câu trả lời được chấm 2 điểm trong bài trắc nghiệm này đi đã nhé..”
Có thể bạn nghĩ rằng hệ miễn dịch của mình chẳng khác nào của… siêu nhân. Nhưng sự thật là không phải! Vì còn trẻ nên có thể bạn chưa bị quá nhiều bệnh ngay lập tức đấy thôi. Đã đến lúc phải thay đổi các thói quen vệ sinh cá nhân của bạn rồi! Trước hết là bạn hãy tập làm theo những câu trả lời được chấm 2 điểm trong bài trắc nghiệm này đi đã nhé.

Với 14-19đ: Bạn có một quan điểm lành mạnh về chuyện vệ sinh. Tuy nhiên, bạn cũng nhận thức rõ rằng cơ thể cũng phải tự học cách “chiến đấu” với những loại vi khuẩn thông thường.
Tặng bạn thêm vài tip tip nè: bạn tin không, các chuyên gia khẳng định rằng bồn rửa bát là một trong những nơi… bẩn nhất trong nhà, thậm chí còn bẩn hơn cả cái… toilet, vì bồn rửa bát hiếm khi được cọ rửa bằng xà phòng hoặc các loại nước sát khuẩn như toilet! Và một trong những cách khiến bạn dễ bị các bệnh cảm hoặc tiêu chảy nhất là chạm vào các cánh cửa, tay cầu thang, nút thang máy… ở nơi công cộng. Biết rõ những nơi và những cách mà bọn vi khuẩn, virus thường “trú ngụ” và lây lan sẽ giúp bạn thận trọng hơn ở những nơi cần thiết.
sach2
Với 8-13đ: Bạn quá sạch mất rồi! Sẽ không ai tranh cãi với bạn rằng sạch sẽ là điều không tốt. Càng không ai phản đối rằng có rất nhiều thứ thiếu-vệ-sinh trên thế giới này. Ghế ở tiệm ăn, ga trải giường, máy ATM, tiền xu… tất cả những nơi đó đều là “dạ hội” của bọn vi khuẩn. Có thể bạn nghĩ rằng bạn đang “canh gác cẩn mật” cho sức khoẻ của mình. Nhưng những nghiên cứu mới đây nhất nói rằng bạn thực ra có thể bị rơi vào tình trạng “sạch quá” – khi cơ thể tuyệt đối không được tiếp xúc với những loại vi trùng, vi khuẩn bình thường xung quanh, thì hệ miễn dịch của bạn cuối cùng lại trở nên yếu hơn, và bạn dễ mắc các bệnh tự-miễn-dịch hơn, như dị ứng là một ví dụ tiêu biểu.
Các nhà khoa học tin rằng việc tiếp xúc vừa phải với bụi và những loại vi khuẩn thường gặp giúp bạn tránh được nhiều loại dị ứng. Vì vậy, không cần vệ sinh một cách “quá khích”, hãy cho cơ thể có cơ hội “làm quen” với cả những “thử thách” một chút nữa nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét