Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Cách dùng đũa

Nhận xét về văn hoá ăn, có nhà nghiên cứu đã nói: Phương Đông ăn kiểu chim, phương Tây ăn kiểu thú”. Ấy là nói về việc đa số người Phương Tây sử dụng dao, thìa, dĩa… để cắt xé thức ăn (giống như các loài thú thường hay dùng móng vuốt để xé nhỏ con mồi) trong khi đó người Phương Đông thường sử dụng đũa để gắp và và thức ăn (giống như các loài chim dùng mỏ của nó). Vì thế trong ăn uống, người Phương Tây có văn hoá dùng thìa dĩa thì người Phương Đông có văn hoá dùng đũa. 
 
Đôi đũa trong văn hóa ẩm thực phương Đông

Như các nước thuộc nền văn hoá Phương Đông, người Nhật Bản cũng thường sử dụng đũa để và và gắp thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy vậy ở mỗi nước văn hoá dùng đũa lại có những nét chung và riêng. Ở Nhật Bản, đũa cũng có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như tre, gỗ, sừng, sắt... nhưng ở mỗi chất liệu, đôi đũa lại mang trong mình một giá trị khác.

Xa xưa, đôi đũa bằng ngà voi chắc chắn có giá trị hơn so với đôi đũa gỗ, tre... đôi đũa sắt chỉ là sản phẩm xuất hiện khi trình độ kỹ thuật của con người có một bước "nhảy vọt" đáng kể. Trong quá trình giao lưu văn hóa với người Trung Quốc, các nhà buôn, các sư sãi đã du nhập đũa vào Nhật Bản. Người Nhật bắt đầu sử dụng đũa trong cung đình sau đó lan ra các gia đình quan lại giàu có vào khoảng thời gian từ năm 710 đến 794 (Thời kỳ Nara trong lịch sử Nhật Bản).

Đũa trong cung đình Nhật Bản lúc đó có sự phân biệt đẳng cấp rõ ràng. Đũa của vua và những người thuộc hoàng tộc thì ngắn. Đũa của các quan lại dài hơn. Khoảng thời gian từ 1185 trở đi, đũa được dùng phổ biến trong đời sống nhân dân Nhật Bản nhưng quan niệm đũa dài, ngắn trong dân gian thì ngược lại với cung đình. Đũa của cha mẹ phải dài hơn đũa của con cái. Đũa của chồng dài hơn đũa của vợ đũa của anh dài hơn đũa của em.

Thời xưa muốn chứng tỏ mình thuộc tầng lớp "quyền quý", vua, quan và những người giàu có thường dùng đũa một lần sau đó đem vứt đi và dần dần tục lệ này cũng trở nên phổ biến trong đời sống người thường dân. Cũng từ 1185 trở đi, mỗi năm vào thời điểm cấy lúa (mùa xuân) và dịp thu hoạch lúa (mùa thu) người dân Nhật lại có phong tục thay đũa mới. Họ quyết định lấy ngày 4- 8 làm "ngày hội đũa" trên toàn quốc.

Số 4 trong tiếng Nhật phát âm là Si (Shi), số 8 phát âm là Hachi (Hachi) mà HaShi lại là đôi đũa nên ngày 4-8 được gọi là ngày hội đũa. Ngày nay, ở Nhật Bản trưng bày rất nhiều loại đũa bằng các chất liệu, màu sắc khác nhau. Ở không ít gia đình có tục lệ thay đổi đũa mới trong ngày hội đũa.

So với đũa Trung Quốc, Việt Nam... đũa Nhật Bản làm bằng gỗ, ngắn hơn và dễ sử dụng hơn. Theo quan điểm của Richard Bowring (người Anh), một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nhật Bản cho rằng: "Đũa Trung Quốc dài và hơi to quá nên khó sử dụng". Dưới con mắt người Nhật, đôi đũa có giá trị hơn khi nó trở thành chủ đề thẩm mỹ học gắn nhiều với phong tục, tập quán. Ở Nhật Bản, một món ăn truyền thống, nổi tiếng là món Sashimi sẽ dễ bị hỏng nếu như người Nhật sử dụng các dụng cụ ăn bằng kim loại như dao, dĩa... theo kiểu người phương Tây.

Trên bàn ăn người Nhật dùng một đôi đũa chung để gắp thức ăn vào bát của riêng mình. Nếu không có đôi đũa chung, họ phải trở đầu đũa ăn của mình để gắp thức ăn sau đó trở lại đầu đũa cũ để ăn. Đây không đơn thuần là vấn đề vệ sinh mà còn gắn với phong tục: trong tang lễ Nhật Bản, người thân phải dùng đũa gắp xương ngừơi đã khuất sau khi hỏa táng và chuyền cho nhau.

Ngoài ra, họ còn tránh dùng đũa gắp thức ăn đã bị rơi, không cắm đũa vào bát cơm vì nó gợi lên hình ảnh chết chóc. Điều thú vị hơn cả là người đi cắm trại, đi picnic nhất thiết không được quên tục lệ: đôi đũa dùng xong phải bẻ đôi tránh ma quỷ tận dụng những đôi đũa đó làm điều xấu, điều ác.

Người Nhật ngày nay cũng như người Trung Quốc, người Việt Nam ăn xong sẽ rửa sạch đũa để dùng lại. Ở mỗi gia đình, mỗi ngừơi có một đôi đũa riêng, khách đến nhà sau khi dùng xong bữa thì đũa của họ ăn gia chủ sẽ vứt đi - biểu hiển sự trong sạch của người dân xứ sở Mặt trời mọc.

Người Nhật Bản rất cầu kỳ trong ăn uống, trong việc chế biến, nấu nướng các món ăn cũng như sử dụng các vật dụng ăn uống. Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu nét văn hoá đặc sắc này của Nhật thì bạn có thể đến các nhà hàng Nhật Bản, nơi đó có những món ăn đẹp mắt, độc đáo đựng trong những chiếc bát, chiếc đĩa… rất xinh xắn có nguồn gốc “made in Japan” đấy.
Theo Japanest

Canh chua giò sống nóng sốt đưa cơm

Món canh chua giò sống vừa ngon lại vừa bổ dưỡng cho bữa cơm gia đình.
Canh chua giò sống nóng sốt đưa cơm
Món canh chua giò sống sẽ làm bữa cơm thêm ấm áp trong một ngày se lạnh như thế này.

Nguyên liệu:

- Giò sống: 200 g
- Nấm kim châm: 1 gói
- Cà chua: 4 quả
- Hành, mùi
- Hành khô: 1 củ
- Gia vị: dầu ăn, bột nêm, mì chính.
Canh chua giò sống nóng sốt đưa cơm
Cách làm:

Bước 1: Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
Canh chua giò sống nóng sốt đưa cơm
Bước 2: Hành, mùi rửa sạch thái nhỏ.
Canh chua giò sống nóng sốt đưa cơm
Bước 3: Nấm kim châm cắt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo.
Canh chua giò sống nóng sốt đưa cơm
Bước 4: Giò sống viên từng viên nhỏ vừa ăn.
Canh chua giò sống nóng sốt đưa cơm
Bước 5: Phi thơm hành khô với một chút dầu ăn rồi cho cà chua vào xào chín. Nêm 1 thìa bột nêm. Đậy vung đun nhỏ lửa để cà chua nhanh chín.
Canh chua giò sống nóng sốt đưa cơm
Bước 6: Khi cà chua đã chín đổ 1 bát tô nước vào đun sôi. Sau đó, thả giò sống vào đun nhỏ lửa đến khi giò chín nổi lên. Nêm lại gia vị cho vừa miệng.
Canh chua giò sống nóng sốt đưa cơm
Bước 7: Thả nấm kim châm vào đun sôi khoảng 3 phút.
Canh chua giò sống nóng sốt đưa cơm
Bước 8: Cho hành hoa, rau mùi cùng 1 thìa mì chính rồi chút canh ra bát. Dùng nóng.

Canh chua giò sống đơn giản nhưng lại rất ngon và bổ dưỡng phải không bạn?

Chúc bạn ngon miệng với canh chua giò sống!

Quý Phạm(Eva)

Canh chua giò sống nóng sốt đưa cơm

Món canh chua giò sống vừa ngon lại vừa bổ dưỡng cho bữa cơm gia đình.Món canh chua giò sống sẽ làm bữa cơm thêm ấm áp trong một ngày se lạnh như thế này.Nguyên liệu:- Giò sống: 200 g- Nấm kim châm: 1 gói- Cà chua: 4 quả- Hành, mùi- Hành khô: 1 củ- Gia vị: dầu ăn, bột nêm, mì chính.Cách làm:Bước 1: Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.Bước 2: Hành, mùi rửa sạch thái nhỏ.Bước 3: Nấm kim châm cắt bỏ gốc,

[ Quản Lý Dự Án ] Bài 3 - Triển khai kế hoạch dự án

Read more »

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Ba ba xào gừng

Thịt ba ba rất bổ, có thể chế biến thành nhiều  món ăn ngon khác nhau, trong đó có  Ba ba xào gừng, nấu chuối đậu, tần bát bảo... 

Sơ chế ba ba rất khó, do ba ba khá nhát, khi thấy động thường rụt hết đầu và tứ chi vào trong mai. Tuy vậy, ở ngoài tự nhiên, ba ba là loài ăn thịt, khá phàm ăn, và nếu chẳng may bị nó cắn thì thật là tai họa… (xui lắm mới bị ba ba cắn). Để sơ chế được ba ba bạn có thể dùng kẹp gắp đá làm công cụ  hỗ trợ.

NGUYÊN LIỆU

- Ba ba: ½ con, lấy phần diềm và thịt đùi (1/2 con kia bạn có thể chế biến món  ba ba nấu chuối)
- Hành hoa: 2 nhánh
- Gừng: 1 củ
- Hành khô: 1 củ
- Hành tây: 1 củ

Cách làm món ba ba xào gừng ngon
Ba ba xào gừng
xem thêm »

Cá lóc hấp bầu

Cá lóc hấp bầu có vị ngọt tự nhiên của thịt, mùi thơm của bầu non và hạt tiêu.

NGUYÊN LIỆU

- Bầu tươi: 1 trái khoảng 750g,
- Cá lóc: 1 con khoảng 800g
- Nạc vai lợn: 100 g, băm nhuyễn
- Gia vị: nước mắm, bột nêm, chút đường, dầu hào, tiêu, bột năng.

Cách làm món Cá lóc hấp bầu ngon
Cá lóc hấp bầu
xem thêm »

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Những món kho với gừng nóng hổi

Bữa cơm thêm ngon với các món kho trong ngày se lạnh. Món ăn ngon này rất thích hợp khi thời tiết trở lạnh.

Các món kho sẽ là gợi ý thích hợp để chị em chế biến trong một buổi chiều lạnh bất chợt như thế này.

Gà kho gừng

Nguyên liệu:

- Gà ta: 1kg
- Gừng: 01 củ
- Hành khô, 1 củ
- Mắm, hạt nêm, mỳ chính, đường, nước hàng.
Những món kho với gừng nóng hổi
Cách làm:

- Gà ta làm sạch lông, sát muối lên mình gà cho sạch. Chặt gà thành từng miếng vuông nhỏ bằng hộp diêm, vừa ăn.

- Hành khô rửa sạch, thái lát. Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái chỉ.

- Ướp gà với một thìa mắm, hạt nêm, mỳ chính, gừng thái chỉ trong khoảng 30 phút.

- Phi hành với một chút dầu, cho gà vào nồi kho. Thêm một chút nước, đun nhỏ lửa đến khi thịt chín mềm, nêm 1 thìa đường, nước hàng cho thịt có màu vàng đẹp.

- Đun thêm 3 phút cho thịt ngấm đều là được. Xúc thịt gà kho gừng ra đĩa và thưởng thức.

Thịt bò kho gừng

Nguyên liệu:

- Thịt bò: 300 gr
- Gừng: 1 mẩu to
- Sả: 1 củ
- Hành: 1 củ
- Tỏi: 1 củ
- Hạt tiêu, hạt nêm, gia vị, dầu ăn.

Những món kho với gừng nóng hổi
 Cách làm:
- Gừng rửa sạch đất cát, thái chỉ, một phần thì băm nhỏ. Sả bóc bỏ bớt phần vỏ ngoài, rửa sạch, đập dập rồi cắt khúc, một phần gốc thì băm nhỏ. Hành, tỏi bóc bỏ vỏ, sửa sạch, băm nhỏ.

- Thịt bò rửa sạch rồi thái hình quân cờ. Ướp thịt với một ít hạt nêm, gia vị, hạt tiêu, dầu ăn, một nửa chỗ hành tỏi băm nhỏ và chỗ sả, gừng băm nhỏ.

- Làm nóng dầu ăn trong một chiếc nồi, cho hết phần hành, tỏi, gừng, sả còn lại vào xào thơm.

- Cho thịt bò vào xào, đảo đều thật nhanh tay cho thịt săn lại thì thêm nước vào đun.

- Khi nước sôi thì hạ lửa, đun thịt liu riu cho đến khi thịt chín mềm và nước cạn chỉ còn sền sệt ở đáy nồi là được.

Lươn kho gừng

Những miếng lươn kho cay êm dịu và thấm gia vị kết hợp với chén cơm trắng nóng hổi sẽ giúp bạn quên đi cảm giác ngấy của những món thịt.

Nguyên liệu:

- 200g lươn tươi

- 1 củ gừng

- 1 quả ớt sừng

- 2 cọng hành lá

- 1 muỗng canh nước mắm

- Hạt nêm, đường, tiêu.

Cách làm:


- Lươn rửa sạch với ít giấm và muối, để ráo, xắt khúc khoảng 4 cm. Ướp thịt lươn với muối, tiêu.

- Gừng gọt vỏ, xắt sợi. Ớt sừng bỏ cuống, hạt, xắt sợi. Hành lá bỏ gốc, rửa sạch, tước sợi.

- Lót một ít gừng xuống dưới đĩa, cho lươn vào đĩa sâu lòng cùng với nước ướp, rắc gừng, hành lá, ớt, bọc giấy bảo quản.

Cho đĩa lươn vào lò vi sóng, đặt ở chế độ micro khoảng 8 phút rồi ăn nóng nhé!

(Tổng hợp)

Những món kho với gừng nóng hổi

Bữa cơm thêm ngon với các món kho trong ngày se lạnh. Món ăn ngon này rất thích hợp khi thời tiết trở lạnh.Các món kho sẽ là gợi ý thích hợp để chị em chế biến trong một buổi chiều lạnh bất chợt như thế này.Gà kho gừngNguyên liệu:- Gà ta: 1kg- Gừng: 01 củ- Hành khô, 1 củ- Mắm, hạt nêm, mỳ chính, đường, nước hàng.Cách làm:- Gà ta làm sạch lông, sát muối lên mình gà cho sạch. Chặt gà thành từng

Mực chiên giòn

Mực tươi có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon: thơm cay như  Mực xào sa tế, hài hòa như Mực xào chua ngọt , xuýt xoa cay như Mực tươi nướng muối ớt, hoặc giòn ngọt như mực chiên giòn. Miếng mực vàng rơm, được phủ ngoài một lớp bột giòn, trong nổi vị ngọt tự nhiên của mực.

NGUYÊN LIỆU

- Mực tươi: 500 gr
- Trứng gà: 1 quả
- Bột năng: 200 g
- Dầu ăn, tương ớt, muối, tiêu, đường.

Cách làm món Mực chiên giòn ngon
Mực chiên giòn
xem thêm »

Bát trân, thập trân

Tám món ăn hay mười món ăn quý nhất Trung Hoa. 

Nước Trung Hoa xưa, kể cả ngày nay nữa, có rất nhiều món ăn ngon, lạ, bổ. Những vua chúa cũng như những anh hùng hảo hán v.v.. trải qua bao thời đại, đã lựa chọn trong các thức ăn ấy để lấy mấy thứ mà người ta cho là lạ nhứt, cầu kỳ nhứt, vì hiếm có. Những món ăn hiếm ấy thường là tám thứ, gọi là Bát trân. 

Dưới đời Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.), không phải là tám, món mà vua này thường dùng mười món nên gọi là Thập trân. 

Tính chất bổ dưỡng của Bát hay Thập trân không biết có thực không, nhưng nhứt định các thức ấy đều thuộc về loại thực phẩm cực kỳ hiếm có. Và, vì hiếm nên người ta cho là quý, rồi cho là lạ và ắt phải ngon, phải bổ. 

Đời nhà Đường (618-907) thì có Bát trân, nhưng đến đời nhà Tống (950-1275), nhà Minh (1368-1628) thì lại có Bát trân khác. 

Bát trân của đời Đường là: Gan rồng. Chả phụng. Báo, bao tử cọp. Đuôi cá gáy. Chả thịt cú. Môi đười ươi. Bàn tay gấu. Vành (mí) mắt heo con. 

Bát trân của đời nhà Tống và nhà Minh là: Gan rồng. Chả phụng. Thịt chim Dủ Di lộn. Đuôi cá lý ngư (cá chép). Môi đười ươi. Thỏ hàng nàm Vành (mí) mắt heo con. Bàn tay gấu. 

Món ăn ngon: Bát trân, thập trân

Thập trân đời Tần và Hán: Nem công Tứ Xuyên. Chả phượng Tây Khương. Da Tây ngu (tê giác) Tây Tạng. Tay gấu Mông Cổ. Gân hươu Liêu Ninh. Mí mắt đười ươi Hiệp Tây. Chân voi Thanh Hải. Yến sào Tây Sa. Trùng thảo Quảng Tây. Trúc sáng Vân Nam.
 
Đây là "Mười món ăn quý của Trung Hoa" (Trung Quốc thập trân). 

Nem công Tứ Xuyên là nem làm bằng da và thịt con công đánh bẫy ở rừng trúc tỉnh Tứ Xuyên, thuộc phía tây nam Trung Hoa. Công tên chữ là Khổng Tước ửa ở nơi gò, đồi cao để bay dễ dàng; và ở gần rừng tre, trúc và cây cao rậm rạp, những nơi thường có những thú dữ như cọp, beo. Săn bắt nó rất khó.
 
Công trống Tứ Xuyên sinh ra được 36 tháng thì đuôi dài trên hai thước. Khi nó múa, lôn xòe tròn như cái lọng hay cái bánh xe, có đủ màu sắc của cầu vòng. 

Mật công rất độc, ăn phải sẽ chết. Nhưng thịt và da công thì có thể giải được hết thảy các thứ độc do thời khí gây nên.
 
Chả phượng Tây Khương là đem một con trống và một con mái, lựa giống vàng hay trắng, đuôi dài, đánh bẫy ở Tây Khương, đem cắt tiết rồi nhổ lông sống. Chớ không nhúng nước sôi như làm lông gà. Vì nếu nhúng như vậy thì chả sẽ vữa, nát và mất giòn. Bỏ hết ruột, gan, mề, mật, phổi. Lấy dao sắc lột bỏ da, chỉ lấy thịt nạc. Xương, đầu, cánh, chân đều bỏ cả. Thịt nạc cắt thành miếng nhỏ, cho vào cối đá mà quết. Lấy nước mắm, tiêu, xì dầu, một chút hàn the tán nhỏ, một chút mật ong (hay đường trắng), và cứ năm phần thịt phượng thì cho vào một phần mỡ gà trống thiến béo, rồi tiếp tục quết đến bao giờ thành chả nhuyễn mới thôi.
 
Bấy giờ nặn chả ấy thành viên bằng ngón tay cái, để vào nồi hấp cách thủy cho thịt vừa chín tới; đoạn lấy chân gà róc da ống chân, xiên vào viên chả. Móng chân gà làm chỗ cầm để ăn chả. Lại lấy mỡ gà trống thiến đun chảy ra, rồi mỡ đương sôi thì cho chả vào. Rán vàng xong, đoạn vớt để nguội và ráo mỡ. Khi ăn, nhúng chả vào mỡ sôi để dùng cho nóng. Muốn ăn chả cho giòn thì lấy da phượng nhúng vào nước gà sôi, lấy kéo cắt thành sợi nhỏ mà cột viên chả vào đầu xương ống chân gà. Chấm chả phượng với xì dầu hay chanh muối tiêu.
 
Da tây ngu Tây Tạng là da nách con tây ngu. Tại miền rừng núi ở về phía tây Trung Hoa như chân dãy núi xứ Tây Tạng, khí hậu ẩm thấp, trong những rừng cây thưa thớt có một loài heo rừng đặc biệt gọi là con tây ngu, tê ngu, tây ngưu hay tê giác. Đây là một giống thú rất hung dữ, vì nó có một sức mạnh phi thường.
 
Da tây ngu dầy đến một tấc và gấp lại thành miếng như áo giáp. Các khí giới thường khó đâm thủng được. Tuy nhiên chỉ có da ở nách hai chân trước và háng hai chân sau là mềm. Người đi săn phải nhắm trúng chỗ ấy mà đâm mới hạ nổi nó. Nhưn làm gì đến gần được. 

Muốn săn nó chỉ có lối đánh bẫy mà thôi. Người ta đốt rừng dồn nó đến chỗ đầm lầy, rồi nhử nó tới ăn các cây gai (loài này chuyên ăn cây có gai). Khi tới ăn bị sa lầy xuống bùn sình, lúc bấy giờ dùng giáo mác mà đâm vào nách, vào háng nó.
 
Thịt tê ngưu dai, ăn không ngon. Chỉ có da nách của nó là ăn được. Đem da tươi cạo hết lông, lọc hết mỡ; rồi ban ngày đem phơi nắng, tối lại sấy lửa đến 100 ngày. Đoạn tẩm rượu Mai quế lộ một tháng rồi đem phơi khô, cất vào hộp bằng bạc hay vàng. Vì người ta tin rằng nếu để ngoài trời, da sẽ bay đi mất.
Khi muốn ăn da ấy, người ta phải ngâm nó vào nước tro thảo mộc bảy ngày đêm, rồi rửa sạch, đem hấp cách thủy cho chín. Sau đem thái mỏng để ăn như nem, giòn và thơm.
Người ta nghiệm rằng đã ăn được da tây ngu thì sau sẽ hết bịnh hôi nách và không bao giờ bị phong sương mang bịnh.
 
Tay gấu Mông Cổ là bàn tay của con gấu ở xứ Mông Cổ.
Tại miền bắc Trung Hoa, nhứt là ở rừng xứ Mông Cổ có loại gấu nâu và gấu trắng rất to lớn. Cứ đến mùa đông, gấu này vào hang hay khe đá, bụi cây mà ngủ trong 3 đến 6 tháng, không ăn uống gì cả. Nó nằm thu mình lại, thò hai tay ra ngoài như để phơi nắng. Thế rồi khi đông tàn, tuyết tan, xuân đến, gấu thức dậy. Việc đầu tiên của nó là liếm hai bàn tay. Liếm cả ngày, cả đêm, không đi kiếm mồi mà cũng no! Người ta cho rằng hai bàn tay của nó đã thu được âm dương của trời đất khi nó ngủ, nên lúc thức dậy nó liếm tay thay vì ăn thức ăn. Chính vì thế mà người ta chuộng bàn tay gấu mà gọi là "hùng chưởng".
 
Ăn tay gấu sẽ được khỏe mạnh, sống lâu.
Người ta lại cho rằng: khi bắt được gấu thì các chất tinh khiết của mạch nó đều chạy lên cả hai bàn tay. Đây cũng là thêm một lý do để làm cho món tay gấu thành ra quý, bổ.
Muốn tay gấu trở thành thức ăn, người ta phải nhúng bàn tay gấu vào mỡ gấu đun sôi đủ một trăm lần để làm lông. Đoạn lấy gân trong bàn tay ngâm vào nước nhựa trái đu đủ trong một ngày một đêm, rồi lại ngâm vào nước tro một ngày. Bấy giờ mới đem rửa gân và da gang bàn tay bằng rượu, rồi nấu các vị thuốc bổ, trong đó có huỳnh kỳ, khởi tử, hoài sơn, v.v...
 
Gân hươu Liêu Ninh là gân con hươu ở Liêu Ninh làm món ăn. Hươi ở miền núi Liêu Ninh có tiếng là quý. Vì hươu ở đây được ăn ngon một giống nhân sâm mọc trong rừng.
 
Gân hươu có thể làm ra nhiều món ăn.
Gân hươu khô đem ngâm với nước tro bếp một đêm. Hôm sau cho vào nồi nước, đun sôi trong hai giờ. Khi nào gân mềm sẽ đem ra, rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ, lại chẻ hai đầu ra làm bốn năm miếng. Lấy thịt gà nạc, thịt bắp đùi heo, hành, nấm hương, của mã thày, đậu xanh, mướp hương, sáng sấu (chanh hay muốn tiêu), mì chính, muối rang và bốn vị thuốc bắc là khởi tử, hoài sơn, đại táo, hùng kỳ, cho gân hươu vào nấu chín mềm là thành món ăn ngon và bổ.
 
Mí mắt đười ươi Hiệp Tây là lấy mí mắt con đười ươi ở Hiệp Tây.
Tại rừng rậm tỉnh Hiệp Tây có một loài đười ươi lớn, tay dài, mặt trắng, lông nâu và có đôi mắt và đôi môi rất to. Đây là một giống khỉ lớn, đi bằng hai chân rất mau và có một sức khỏe kinh khủng. Săn được nó là một điều rất khó khăn. Vì nếu vô phúc bị nó bắt được thì nó sẽ nắm lấy đầu mà bóp bẹp như bóp một hột vịt.
 
Đặc tính của nó hay cười, thích uống thứ gì cay như rượu. Người săn bắt đười ươi dùng mấy chụp dép da hay guốc gỗ và mấy hũ rượu mạnh đặt ở trước cửa hang của chúng. Đười ươi biết ngay người ta muốn bắt chúng, nên kéo nhau bỏ hang đi hết. Nhưng một lúc sau tiếc của, chúng kêu nhau trở lại lấy rượu uống, lấy dép guốc đi rồi cười giỡn cả khu rừng lại múa may, nhảy nhót. Một lúc say mềm thì ngã lăn ra đất mà ngủ, mồm há ra mà cười với trời. Bấy giờ, người ta xông ra trói, bắt dễ như trở bàn tay. Mí mắt, môi đười ươi phơi khô để làm vị ăn. Lông thì làm bút lông thật tốt.
 
Chân voi Thanh Hải là chân của con voi ở Thanh Hải. Voi ăn cây cỏ, hoa quả. Thường, voi được 25 đe6 n 30 năm mới đẻ con. Ở trên rừng voi sống lâu tới 100 năm. Có con sống trên 200 năm.
Chân voi tuy lớn, cục mịch thế mà rất tài tình. Khi dẵm lên đâu thì nó biết ngay chỗ nào mềm, chỗ nào cứng nên ít khi bị sa hố. Vì trong gang bàn chân của nó có một lớp thịt rất mềm; sau lớp thịt ấy có nhiều dây thần kinh thật tinh vi. Chính lớp thịt ấy, người ta lấy để làm món ăn, vì nó ngon giòn, nuốt qua cổ họng đã thấy trong người khoan khoái, và chữa khỏi bịnh gân cốt.
 
Người ta lấy thịt trong bàn chân voi rồi ninh một ngày một đêm, đoạn nấu với các vị thuốc và đem ăn cùng với thạch (rau câu) vì hai thứ giòn, mềm như nhau. Thạch sẽ dẫn chất bổ của thịt chân voi đi khắp cơ thể ta một cách nhanh chóng.
 
Yến sào Tây Sa là món yến tìm thấy trên hòn đảo Tây Sa. Yến biển thuộc về loài chim sẻ. Trên thế giới có chừng 10 giống. Chúng ở rải rác trên các hải đảo chạy dài từ đảo Vinh Sơn thuộc tỉnh Quảng Bình, qua cù lao Chàm ngang Đà Nẵng, vách đá bờ biển phía đông mũi đất Phương Mai, tới 7 đảo ngoài khơi Nha Trang, từ ngang đèo Cả tới vịnh Cam Ranh.
 
Hải yến được nổi tiếng trên thế giới chẳng phải vì giọng hót hay, bộ mã đẹp hay vì thịt ngon mà chỉ vì cái ổ của chim (yến sào). Ổ yến làm bằng một thứ rong biển đặc biệt được biến chế bởi nước miếng của chim yến. Người Á Đông đã công nhận là món ăn thật bổ, ngon; và cũng vì các tính chất quý ấy m` ổ yến được liệt vào một món ăn đắt nhất, có thể nó rằng ổ yến đắt như vàng.
 
Ổ yến làm ở những chỗ cheo leo trên vách đá. Nó có nhiều màu tùy theo sự thay đổi của vách đá. Ở trên cao, ổ màu trắng, ở phía dưới ẩm thấp hơn thì ổ màu xám hay màu xanh lợt, màu da cam hoặc đỏ như máu. Ổ yến đỏ gọi là huyết yến là loại ổ quý nhất, vì người ta cho rằng: ổ sở dĩ đỏ là vì làm bằng nước dãi và máu của chim yến mẹ đã hy sinh làm ổ bằng máu của nó.
 
Ổ yến đỏ rất hiếm.
Thật ra ổ yến đỏ này không phải là do huyết mẹ mà có lẽ vì chim đã làm ổ này bằng một thứ rong biển đặc biệt lấy ở ngoài khơi, loại rong biển này màu đỏ. Cũng như những ổ khác màu trắng hay màu xanh lợt do chim đã làm bằng một thứ rong biển trắng như thạch, tìm ở ngoài biển rồi lấy nước dãi biến chế thành những sợi tơ trong. Đoạn chúng đem gắn chặt sợi nọ vào sợi kia thành một cái ổ xinh đẹp, rất nhẹ và bền. 

Các nhà bác học phân chất trong ổ yến có nước vị toan của miệng và dạ dày chim là chất làm cho thức ăn dễ tiêu, lại có thêm chất đường, chất nhựa tròng trắng trứng gà là cu-bi-lêđo và sinh chất cùng hóa chất của muốn biển của loài hải rong là loại có nhiều i-ốt và lân tinh.
Muốn ăn yến, người ta ngâm yến vào nước nóng, nào là cho dầu phộng vào nước để lọc hết lông và chất dơ, nào là nhặt hết lông yến bằng tăm, nào là chế nước dùng bằng thịt gà, thịt chim hay đường phèn... 

Có biết làm thì món yến sào quý giá kia mới trở nên ngon và bổ, xứng đáng là một món ăn đắt tiền nhứt mà xưa nay vua chúa cũng như những người mắc phải bịnh nặng hay những người muốn tẩm bổ cho thân thể khỏe mạnh và cường tráng... hay hơn nữa để đông con. Cũng như Tần Thủy Hoàng có trên 3000 cung nữ, và đã lấy món yến thay cơm hàng ngày; hay như vua Minh Mạng nước Việt Nam cũng lấy món yến làm món ăn thường nhựt, nên đã có tới 75 hoàng tử và 83 công chúa.
 
Trùng thảo Quảng Tây là gì?
Theo người dân vùng núi tỉnh Vân Nam thì đó là một thứ rễ cây tự nhiên biến đổi thành con sâu và sâu ấy có chất bổ đặc biệt. Ăn nó sẽ trừ được bá bịnh, nhứt là về lao lực. Nhưng có người lại cho rằng đó là hình con sâu sống ở trên loại cây bổ như cây nhân sâm trên rừng hay cây tam thất. Vì ăn nhiều chất bổ của hai loại thảo mộc ấy nên tự nhiên biến thể vào thành ra rễ cây giống như rễ cây sâm hay rễ cây tam thất. 

Nhưng lại có thuyết cho rằng trùng thảo là một con tằm dại sống trên một vài cây thuộc loại nhân sâm, nhứt là cây đinh lăng rừng. Khi thời tiết đổi thay bất thường, có nhiều con sâu bị một thứ nấm (tống cú) xuất hiện, mọc trên đầu, trên cổ, dưới phía đuôi. Trước còn nhỏ, ngắn; sau dần mọc dài ra, con tằm dại ấy bị cây hút hết thịt rồi ít lâu chết lăn xuống đất. Trong giới lương y, người ta vào rừng nhặt các sâu ấy đem về sao tẩm thành một môn thuốc bổ và chữa những chứng nan y có công hiệu. 


Món ăn trùng thảo khó tìm được, vì họa có năm tằm dại bị nấm ăn mới có, nên rất đắt tiền. Già trẻ trai gái đều ăn món trùng thảo được. Người ta thường bắt sâu tươi về phơi khô để dành hoặc làm món ăn. Họ nấu với vi yến hoặc đem chiên giòn với mỡ gà trống thiến. 

Còn món trúc sáng Vân Nam thì làm bằng màng mỏng ở trong giống cây trúc rừng. Người ta cho rằng những khóm trúc nào đã mọc được 100 năm bên bờ suối thì mới có trúc sáng. Nhưng theo những nhà bác học thì trúc sáng không phải là màng mỏng ruột cây trúc mà là một thứ nấm mọc ở gốc cây tre, cây trúc. 

Nấm này hình dài, mỏng như lụa, có trổ nhiều lỗ như màng nhện. Nếu ta thả vào chậu nước nóng ma xem thì thấy rõ hình cây nấm. Chân nấm dày, mình mỏng, lỗ hoa to lớn, đầu như chụp nón mỏng. Theo sách Đông y, người Trung Hoa biết lấy nấm trúc sáng để làm thuốc giải độc, lọc máu và nhuận trường từ thời xa xưa. Cũng như các vị thuốc quý, ngày nay trúc sáng đã thành món ăn ngon và bổ.
Tục truyền rằng: ngày xưa, hoàng hậu và cung phi cưng của Tần Thủy Hoàng hàng ngày ăn canh trúc sáng để cho da mặt được tươi đẹp.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Mực xào chua ngọt

Mực xào chua ngọt là một món ăn được dùng với cơm. Còn gì thú vị hơn việc sau một ngày mệt mỏi, cả gia đình quây quần bên nhau cùng làm và thưởng thức một món ăn ngon.

Mực xào có vị chua ngọt hài hòa, vị ngọt tự nhiên của mực, thơm mùi hành cần. Món này, ít khi làm đồ nhậu vì món ăn có vị ngọt, dùng với rượu, bia không được "vào" cho lắm.

NGUYÊN LIỆU

- Mực: 300 gr
- Ớt chuông: ½ quả
- Cà chua: 1 quả
- Hành tây: ¼ củ
- Dứa: ¼ quả
- Dưa chuột: ½ quả,
- Cần tây, cần tàu: 1 cây
- Một thìa cà phê tỏi xay, một thìa canh giấm, nửa thìa canh đường, hai thìa cà phê nước mắm, một thìa cà phê bột nêm.
- Một chút bột năng, dầu ăn

Cách làm món Mực xào chua ngọt ngon
Mực xào chua ngọt
xem thêm »

Mực hấp gừng

Mực hấp gừng là một  món ăn ngon, không cầu kỳ, dễ chế biến…

Nhìn miếng mực trắng muốt, cuộn tròn, rồi nở bung như một đóa hoa màu trắng; điểm xuyết những cọng gừng thái chỉ mỏng tang, hành lá xanh mướt, thêm chút ớt đỏ tươi. Món ăn như một bức tranh đầy màu sắc. Cắn thử một miếng bạn sẽ cảm nhận được cái vị giòn, mềm ngọt thẳm mực tươi.

NGUYÊN LIỆU

- Mực: 200gr, làm sạch, khứa hình mắt võng, cắt miếng vuông lớn.
- Gừng: 1 củ nhỏ, thái chỉ
- Hành lá: 2 cây cắt khúc
- Hành tây: 1/4 củ thái mỏng
- 1 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa canh dầu ăn, 1/2 thìa canh, tiêu, rượu trắng.

Cách làm món Mực hấp gừng ngon
Mực hấp gừng
xem thêm »

Cánh gà nướng trộn sốt ngon tuyệt

Với lớp vỏ giòn giòn và phần sốt đậm đà, món cánh gà nướng trở nên vô cùng hấp dẫn. Có món ăn ngon này để nhậu thì còn gì bằng nữa nhỉ ^^.
Cánh gà nướng trộn sốt ngon nhớ mãi
Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- 900g cánh gà
- 125ml dấm balsamic (một loại dấm ngọt)
- 125ml mật ong
- 113g đường nâu
- 63ml xì dầu
- 5 cây lá hương thảo
- 5 tép tỏi (cắt làm đôi)
- 30g mè trắng
- 63g ngò xắt nhỏ
Cánh gà nướng trộn sốt ngon nhớ mãi
Đến phần hành động này >:D<:

Bước 1:

- Đầu tiên, bạn trộn đều dấm balsamic, đường nâu và xì dầu.
Cánh gà nướng trộn sốt ngon nhớ mãi
Bước 2:

- Cho cánh gà, lá hương thảo và tỏi vào một túi nylon dày và lớn.
Cánh gà nướng trộn sốt ngon nhớ mãi
Bước 3:

- Đổ phần nước gia vị vừa pha vào, lắc đều rồi cho vào tủ lạnh trong 2 tiếng.
Cánh gà nướng trộn sốt ngon nhớ mãi
Bước 4:

- Sau đó, các bạn lấy gà ra, đổ phần nước sốt vào một nồi riêng.

- Xếp gà vào khay nướng lót giấy bạc, nướng ở 230 độ C trong 30 đến 35 phút cho đến khi gà có màu nâu và giòn.
Cánh gà nướng trộn sốt ngon nhớ mãi
Bước 5:

- Đun sôi phần nướng sốt, sau đó đun lửa liu riu trong 15 phút, đến khi nước đặc lại.

- Phết phần nước sốt này lên cánh gà, rắc mè và ngò lên trên là hoàn thành rồi đó!
Cánh gà nướng trộn sốt ngon nhớ mãi
Cánh gà nướng giòn tan hấp dẫn của chúng mình đã sẵn sàng để thưởng thức!
Cánh gà nướng trộn sốt ngon nhớ mãi
Phần vỏ ngoài giòn giòn hòa với sốt ngòn ngọt, thật hấp dẫn các bạn nhỉ!

Cùng bắt tay làm thử thôi nào!

Theo MASK

Cánh gà nướng trộn sốt ngon tuyệt

Với lớp vỏ giòn giòn và phần sốt đậm đà, món cánh gà nướng trở nên vô cùng hấp dẫn. Có món ăn ngon này để nhậu thì còn gì bằng nữa nhỉ ^^.Chuẩn bị những nguyên liệu sau:- 900g cánh gà- 125ml dấm balsamic (một loại dấm ngọt)- 125ml mật ong- 113g đường nâu- 63ml xì dầu- 5 cây lá hương thảo- 5 tép tỏi (cắt làm đôi)- 30g mè trắng- 63g ngò xắt nhỏĐến phần hành động này >:D<:Bước 1:- Đầu tiên, bạn trộn

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

2013-03-25 [Số 04/TB-ĐTN] Tổ Chức Tháng Hành Động "Vì Trường,Lớp Không Rác" 2013


Thông báo này , Tâm Gà nhận được từ cô Trần Thị Khánh Di
Read more »

[ Quản Lý Dự Án ] Single Project Assessment

Single Project Assessment is a comprehensive, yet easy way to assess the critical elements of an individual project to improve the chance of your project coming in on time and budget. Single Project Assessment looks at all the CHAOS critical success factors and project best practices within your individual project profile and delivery organization. The process is done completely virtually and asynchronously with minimal disruption and effort to your organization. You will learn from this engagement the individual project success rate as they compare to 80,000 projects and 1,000 organizations with a similar project. Single Project Assessment also covers time & cost overrun percentages, and feature deficiency rates. You will learn what attributes give you the greatest chance of success and which attributes give your project the greatest stress. The output is a custom report for you that cover the CHAOS Success Factors and best practices.

Read more »

[ Quản Lý Dự Án ] Single CHAOS University Membership

There are three major parts to the annual CHAOS membership: CHAOS Knowledge Center (CKC), Classic Reports, and the Executive Sponsor Center. Classic Reports: provides traditional CHAOS research reports, such as the yearly CHAOS Manifesto. The CHAOS Knowledge Center (CKC): contains the 100 most important best practices you need to develop and maintain a successful project management environment. Executive Sponsor Center: has two major features, pinpoints and papers. The pinpoints are charts and captions that focus on executive sponsor issues.

Read more »

[ Quản Lý Dự Án ] Rapid Performance Measurement

Rapid Performance Measurement (RPM) is the fastest way to benchmark and assess your project delivery skills. RPM looks at all the CHAOS critical success factors and project best practices within your project delivery organization. The process is done completely virtually and asynchronously with minimal disruption and effort to your organization. You will learn from this engagement your overall success rates as they compare to 80,000 projects and 1,000 organizations with a similar project mix. RPM also covers time & cost overrun percentages, and feature deficiency rates. You will learn what attributes give you the greatest success and which attributes give your project delivery organization’s greatest stress. The output is a custom report for you that cover the CHAOS Success Factors and best practices.

Read more »

[ Quản Lý Dự Án ] Executive Sponsor Test Kit with Single CHAOS University Membership

The project executive sponsor self-testing kit includes all things needed to create and execute three one-hour workshops with up to 10 people. The kit includes a detailed instruction manual with suggested meeting format. Agendas, meeting tips, and questions. The first workshop is for participants to take the appraisal using our online appraisal system. After the workshop participants will be given a research report on project executive sponsor skills and the results of your appraisal workshop. The second workshop is to review your executive sponsor appraisal report and brainstorm improvements. After the second workshop participants will be given a hard copy of “The Public Execution of Miss Scarlet”. The third workshop is to discuss the “The Public Execution of Miss Scarlet” book and see how the executive sponsor influenced the outcome of the project. Additional improvement brainstorming is suggested. After the third workshop participants with be given a CHAOS University T-Shirt.

Read more »

[ Quản Lý Dự Án ] Emotional Maturity Test Kit with Single CHAOS University Membership

The project emotional maturity self-testing kit includes all things needed to create and execute three one-hour workshops with up to 10 people. The kit includes a detailed instruction manual with suggested meeting format; agendas, meeting tips, and questions. The first workshop for participants is to take the appraisal using our online appraisal system. After the workshop participants will be given a research report on project emotional maturity and the results of your appraisal workshop. The second workshop is to review your emotional maturity appraisal report and brainstorm improvements. After the workshop participants will be given a hard copy of “The Public Execution of Miss Scarlet”. The third workshop is to discuss the “The Public Execution of Miss Scarlet” book and see how it may or may not relate to your organization. Additional improvement brainstorming is suggested. After the third workshop participants with be given a CHAOS University T-Shirt.

Read more »

[ Quản Lý Dự Án ] CHAOS University for 10 Members with EMA & ESA Test Kits

There are five major parts to this annual CHAOS membership: CHAOS Knowledge Center (CKC), Classic Reports, the Executive Sponsor Center, Emotional Maturity Test Kit and Executive Sponsor Test Kit. Classic Reports: provides traditional CHAOS research reports, such as the yearly CHAOS Manifesto. The CHAOS Knowledge Center (CKC): contains the 100 most important best practices you need to develop and maintain a successful project management environment. Executive Sponsor Center: has two major features, pinpoints and papers. The pinpoints are charts and captions that focus on executive sponsor issues. This service also includes the project emotional maturity appraisal (EMA) self-testing kits. The EMA test kit has all things needed to create and execute three one-hour workshops with up to 10 people. The EMA kit includes a detailed instruction manual with suggested meeting format. Agendas, meeting tips, and questions.


Read more »

[ Quản Lý Dự Án ] CHAOS Manifesto 2010

The Laws of CHAOS and the CHAOS 100 Best PM Practices

Read more »

[ Quản Lý Dự Án ] CHAOS HealthCheck Appraisals & Benchmarks

The Standish Group has several benchmarks and appraisals to fit a variety of diverse
needs and budgets. Our benchmarks and appraisals go from a single project appraisal
to a full-fledged HealthCheck. Benchmarks and appraisals can be a single event or a collection of services to create a custom engagement.

Read more »

3 món nộm giòn, ngon, thơm, mát

Các món rau củ quả luôn thích hợp trong những ngày bắt đầu nắng nóng này! Sao chúng ta có thể từ chối các món ăn ngon này chứ ^^.

Cuối tháng 3 thời tiết bắt đầu nắng và nóng hơn. Chắc chắn nhiều chị em sẽ loại bỏ bớt các món xào trong thực đơn bữa cơm gia đình vậy sẽ thay thế vào đó món ăn nào?

Các món ăn thay thế luôn phải phù hợp với tiết do đó nộm sẽ là gợi ý rất hợp lý. Mỗi món nộm từ rau, củ, quả đều rất tươi, ngon và mát lành.

Nộm dưa chuột, cà rốt với tôm thịt


Thỉnh thoảng thêm món nộm vào bữa ăn của gia đình bạn, cà rốt và dưa leo giòn, kèm theo vị hơi chua chua, ngọt ngọt, ăn mãi không chán.

Nguyên liệu:


- 1 đến 2 quả dưa chuột
- 1 củ cà rốt nhỏ
- 100g tôm
- 100g thịt nạc hay thịt ba chỉ
- 1 thìa cà phê nhỏ nước cốt chanh
- 2 thìa cà phê nhỏ nước mắm ngon
- 2 thìa cà phê nhỏ nước lọc
- 2 thìa cà phê nhỏ đường
- 1 thìa cà phê muối
- Ít lạc rang chín, giã nhuyễn.

Cách làm:

- Cà rốt bào sợi, ướp vào nửa thìa cà phê muối, trộn đều để 15 phút. Sau đó, mang găng tay nilon bóp cà rốt ra bớt nước, rũ cho cà rốt tơi ra.

- Dưa chuột rửa sạch, để nguyên vỏ, dùng dao thái thành từng miếng nhỏ, ướp vào nửa thìa cà phê muối, dùng tay trộn đều. Dùng tay bóp hết nước ở dưa leo, để dưa leo được khô.
3 món nộm giòn, ngon, thơm, mát
- Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen, luộc chín.

- Luộc chín thịt, thái miếng vừa ăn.

- Pha nước mắm, nước lọc, đường, nước cốt chanh trộn lẫn vào với nhau, nêm lại tùy theo sở thích của bạn.

- Trộn lẫn cà rốt, dưa leo, tôm, thịt vào bát to, đổ bát nước mắm để trộn nộm vào, trộn đều. Có thể thêm rau thơm, hay rau húng thái nhỏ vào nộm.

- Lúc ăn rắc lạc đã giã lên trên bề mặt nộm.

Nộm tôm nõn củ đậu

Nộm tôm nõn với củ đậu là món ăn đặc biệt ngon và mát rất thích hợp để chế biến trong những ngày đầu hè.

Nguyên liệu:

- Củ đậu: 2 củ
- Bắp cải tím: 1/4 cái
- Tôm nõn loại to: 500 gr
- Dừa tươi: 100 gr
- Lạc: 0,5 gr
- Rau mùi: 0,5 gr
- Cà rốt: 1 củ
- Chanh, tỏi, đường, ớt cay, nước mắm
- Đường trắng: 100gr
3 món nộm giòn, ngon, thơm, mát
Cách làm:

- Củ đậu rửa sạch xắt lát mỏng, dùng dao thái hình con trì dài.

- Bắp cải tím thái chỉ rồi rửa với 1 chút nước muối cho phai bớt màu.

- Dừa tươi tháii dài nhỏ.

- Tôm nõn luộc cho chín, dùng dao bổ đôi con tôm.

- Cà rốt thái chỉ và tỉa hoa. Lạc rang chín rồi đập cho vỡ nhỏ.

Nước bóp nộm


- Tỏi nhặt sạch vỏ, ớt bỏ hạt thái nhỏ, cho tất cả vào cối giã nát cùng đường cho đến khi đường tan hết, quyện cùng với tỏi và ớt thành chất cô đặc, vắt chanh và thêm nước mắm cho vừa (có vị ngọt chua và cay).

- Dùng 1 bát lớn cho hết phần tôm và rau củ đã sơ chế vào, cho nước trộn vào trộn đều tay.

Cho ra đĩa, cho rau mùi, lạc vào và thưởng thức.

Nộm rau muống đậu phụ

Không cần thịt lợn, thịt bò, cũng chẳng cần đến tôm, món nộm rau muống kết hợp với đậu phụ cũng đủ khiến bạn ngây ngất rồi.

Nguyên liệu:

- Rau muống: 2 mớ
- Đậu phụ: 5 bìa
- Giá nhặt 2 đầu: 300g
- Kinh giới: 3 mớ
- Chanh: 700g
- Ớt: 40g
- Lạc rang: 100g
- Vừng: 200g
- Phồng tôm: 2 gói
- Muối, giấm, đường, ớt, tỏi: vừa đủ

Cách làm:

- Rau muống nhặt bỏ phần già và lá rửa sạch để ráo nước, ngọn nhỏ chẻ đôi, ngọn to chẻ làm 3 - 4 sợi; chần chín tới trong nước sôi có muối, vớt ra ngâm với nước lạnh tránh thâm.

- Đậu phụ thái lát mỏng 0,2cm; rán vàng.

- Kinh giới rửa sạch thái rối. Giá rửa sạch để ráo nước, chần qua. Lạc, vừng rang chín vàng, bỏ vỏ giã dập.

- Trộn đều rau muống cùng giá đỗ, nước chanh, dấm, đường, muối; nêm vị cho vừa ăn cuối cùng cho tỏi ớt, lạc nhân, vừng, kinh giới vào trộn đều.

- Phồng tôm rán chín vớt ra để ráo dầu.

Bày nộm rau muống lên đĩa, bày phồng tôm xung quanh, rắc vừng lên trên rồi thưởng thức nhé.

(Tổng hợp)

3 món nộm giòn, ngon, thơm, mát

Các món rau củ quả luôn thích hợp trong những ngày bắt đầu nắng nóng này! Sao chúng ta có thể từ chối các món ăn ngon này chứ ^^.Cuối tháng 3 thời tiết bắt đầu nắng và nóng hơn. Chắc chắn nhiều chị em sẽ loại bỏ bớt các món xào trong thực đơn bữa cơm gia đình vậy sẽ thay thế vào đó món ăn nào?Các món ăn thay thế luôn phải phù hợp với tiết do đó nộm sẽ là gợi ý rất hợp lý. Mỗi món nộm từ rau, củ,

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

[ Quản Lý Dự Án ] True Cost of a Project

This is the first 2-pages of the True Cost of a Project paper. In this research paper we cover the true cost of a project. We compare a model project budget against the true cost, which includes hidden costs. Not accounting for hidden costs skews the value and return on investment of projects. In order to mitigate the budget versus true cost we show how to use our OptiMix solution to increase value and reduce risk. We are also introducing for the first time the Innovation Funnel.

Read more »

[ Quản Lý Dự Án ] 1994 CHAOS Report

This is the original 1994 CHAOS report on software project success and failure. This report was our first research mission on project resolution. Since 1994 we have continually collected data, cases and best practices on project resolution. Each month we update the CHAOS Knowledge Center (CKC) with new thought leadership. We continuously improve our data collection methods and techniques building case, habit, and process databases. Access to the CKC is exclusively through membership. 

Read more »

[ Quản Lý Dự Án ] Modernization

The purpose of this report is to provide the reader with a fair comparison of differences between rewriting, buying a package, and modernization of a software application. The comparison includes information on their cost, risk, and reward. This report is broken into five sections: case comparison, new development, application package, modernization, and proof points. Much of this report is based on the CHAOS Research project on the creation and implementation of application software. This report also demonstrates our project valuation consulting services.

Read more »

[ Quản Lý Dự Án ] Premium Economy Servers

This research paper examines the advantages of premium economy servers (PES) as compared to their higher-priced counterparts. In a recent DARTS (Demand Assessment Requirements Tracking Survey), 90% of 300 CIOs said they are standardizing on one to two specific server hardware platforms for future purchases and uses. Sixty percent of these same CIOs stated they have an active program with concentrated effort to optimize costs by using commodity blades and servers.


Read more »

[ Quản Lý Dự Án ] State of Readiness

The Standish Group’s "The State of Readiness" report looks at the state and trends of readiness programs as of 2010 and the role stakeholders play in this approach. The Standish Group has been collecting availability and downtime data for two decades. In this report The Standish Group looks at the availability numbers in the year 2000 and compares them to the 2010 numbers. The Standish Group considers the ten major categories of readiness (availability, disaster recovery, and business continuity planning) and the 30 elements organizations need to consider when looking at creating an active readiness program.


Read more »

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Danh ngôn ăn uống (vui)

Khi tôi ăn cơm…Cả quán dõi theo từng động tác. Tự Tin -Gắp Nhanh – Phong Cách. Tôi thích cơm bụi. Cơm bụi rất lôi cuốn. Lôi cuốn là phải ăn nhanh. Ăn nhanh là sạch sẽ. Tôi là…Sinh Viên Nghèo!!!!

Dẫu biết rằng cố ăn là sẽ béo
Nên dặn lòng càng béo lại càng xinh.

Ăn tranh thủ.
Ngủ khẩn trương.
Học bình thường.
Yêu đương là chính.

Ăn hột mít luộc có thể gây mất đoàn kết nội bộ và nghi ngờ lẫn nhau.

Học cho lắm cũng ăn mắm với cà, học tà tà cũng ăn cà với mắm, học cho lắm cũng đi tắm cởi truồng, học luồn xuồn cũng cởi truồng đi tắm. 

Danh ngon về các món ăn ngon

Vịt vào quán bar

Vịt vào quán bar
 
Một con vịt lạch bạch bước vào quán bar, nó bước tới người phục vụ và hỏi “ở đây có nho không?” người phục vụ trả lời không và con vịt bỏ đi....

Ngày hôm sau con vịt quay lại và hỏi “ở đây có nho không?” người phục vụ trả lời không và con vịt bỏ đi...

Ngày tiếp theo con vịt lại trở lại và nó tiếp tục hỏi “ở đây có nho không?” người phục vụ giận quá bèn nói “ này vịt hôm nay không có nho, hôm qua không có nho và ngày mai cũng không có nho nếu mày quay lại chỉ với câu hỏi như vậy thì tao sẽ lấy đinh đóng cái mỏ bẹp dính của mày xuống sàn biết không hả?” con vịt lặng lẻ bỏ đi.

Và ngày hôm sau con vịt lại quay trở lại, lần này nó hỏi người phục vụ “có đinh không?” người phục vụ trả lời không và nó nói “tốt thế có nho không?”
Món ngon với vịt - Vịt vào quán ba

Thơ ăn uống

Lời đồn cũng đã đến tai,
Bít tết số 6 Hòe Nhai hàng đầu
Bò nướng thì phải Gầm Cầu,
Vừa ngon lại rẻ ở đâu nào bằng
Nghe người ta kháo nhau rằng
Ở Kim Mã Thượng bún măng đậm đà
Cháo sườn chẳng ở đâu xa
Lý Quốc Sư đó gần Nhà Thờ thôi
Đào Duy Từ lắm người ngồi
Trà chanh chè chuối lại rồi chè khoai
Món nem có 1 - 0 - 2
Hình như là quán nem tai bà Hồng
Nem lụi Ấu Triệu cũng đông
Hay là nem rán Hàng Bông rẽ vào
Tạm Thương ngõ nhỏ xin chào
Nem chua khoai rán món nào cũng ngon
Bánh giò đĩa bé con con
Vườn hoa Lý Tự Trọng còn bán không?
Lý Văn Phức - rõ là đông
Chân cánh gà nướng than hồng chín ngay
Hải sản cả tối lẫn ngày
Hồng Hà, Tân Ấp rẽ ngay tới liền
Muốn rẻ ăn quán Bích Liên
Muốn cay thì cứ ghé liền Hương Lan
Mã Mây có món cơm rang
Sữa chua thì ghé Hàng Than cho gần
Còn như nếu thích gà tần
Xin mời ghé Tống Duy Tân ăn liền
Quán Thánh có bánh bao chiên
Ngã tư ngay đó nối liền Đặng Dung
Còn như nếu thích bún bung
Đồng Xuân ngõ chợ nào cùng vào thôi
Nguyễn Hữu Huân có món xôi
Cửa hàng Xôi Yến thôi rồi hết chê
Ai mà muốn đỏ lên đê
Nhật Tân thịt chó xin thề giải đen!

Món ăn ngon trong thơ ca

[ Quản Lý Dự Án ] Project Optimization Clinic

Project optimization clinic is a one-day on-site workshop to optimize either your project portfolio or project requirements. The purpose of the workshop is 1) to create a fully usable optimized case; 2) provide education on the OptiMix Solution and 3) education of the OptiMix process. Participants in the workshop will take away a methodology that will have lasting positive effect on judging projects and requirements. OptiMix is a collaboration tool to help executives and non-executives choose the best projects, features and functions to provide the maximum value at the least possible risk. OptiMix helps the organization pick activities that advance the corporate or business unit goals. Note 1: Depending on the number of projects or requirements you may be required to submit a file in advance for preparation of the workshop. International travel expenses are addition to the fee.
Read more »

Cá Anh Vũ – Đặc sản tiến vua

Theo Đại Việt sử lược, thời Hùng Vương thứ ba, một ngư dân bắt được ở sông Lô một con cá lạ miệng giống miệng lợn, liền đem tiến vua...  Khi ăn, vua thấy loại cá này thịt có vị thơm ngon khác thường, ăn xong thấy người khoan khoái, đầu óc minh mẫn hẳn lên như vừa ăn một thứ thuốc bổ.  Nhà vua cho đây là một loài cá hiếm nên chỉ dụ dân chúng nếu bắt được cá này phải mang tiến vua. Đó chính là sử tích về loài cá tiến vua nổi tiếng có tên là anh vũ.
Món ăn ngon: cá anh vũ

Loài cá này có tên khoa học là Semilabeo obscurus, phân bố tại các sông lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc như sông Đà, sông Thao, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm. Khu vực đánh bắt cá anh vũ có tiếng nhất là ngã ba sông Việt Trì, nơi hội tụ của sông Lô, sông Thao, sông Đà.

Điểm đặc trưng để nhận ra cá anh vũ là phần miệng loe ra như mũi lợn. Đôi môi này có tác dụng bám vào đá, chống dòng nước chảy và cũng là một công cụ để mút rêu – thức ăn khoái khẩu của cá anh vũ. Cặp môi cũng là phần ngon nhất của cá anh vũ vì được cấu tạo từ sụn, tạo cảm giác giòn sần sật khi nhai.Thịt cá anh vũ trắng, quánh chắc và có hương vị thơm ngon đặc biệt. Theo quan niệm dân gian, thịt loài cá này tính mát, có thể chữa một số loại bệnh tính nhiệt.

Cá anh vũ là một loài cá khó đánh bắt do chúng thường trú ẩn trong hang hốc dưới đáy sông, và chỉ xuất hiện nhiều vào mùa rét. Muốn bắt loài cá này, cách hữu hiệu nhất là lặn xuống đáy sông dùng lưới quây cá. Cần câu rất ít khi phát huy tác dụng với cá anh vũ.

Ngày nay, do bị đánh bắt quá mức nên cá anh vũ gần như đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Tuy vậy, có một thông tin đáng mừng dành cho người mê ẩm thực là cá anh vũ đã được nuôi sinh sản thành công ở Việt Nam. Dù đã được nuôi nhân tạo nhưng thịt cá anh vũ vẫn rất đắt, khoảng 700.000-1 triệu đồng/kg. Và thường chỉ dân nhà giàu mới mua ăn. Sở dĩ có chuyện này vì cá anh vũ là một loài cá rất "chảnh", việc nuôi rất kỳ công, tốn kém và phải mất trên 2 năm mới đạt đủ trọng lượng để thịt.

Nguồn: Đại gia Việt không tiếc tiền hưởng cá tiến vua