Hiện nay, trên lĩnh vực quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam chúng ta chưa chú trọng phát triển, do đó người dân chưa biết nhiều đến ẩm thực, văn hóa của người Việt từ xưa đến nay. Những hương vị xưa đang dần dần bị mai một, không còn giữ được gốc hay đã bị lai tạp dần cần được khôi phục và gìn giữ và phát triển sâu rộng và mạnh mẽ hơn nữa.
Gần đây, trong buổi Hội thảo về Ẩm thực và Văn hóa của Chương trình Ẩm thực 36 phố, diễn ra tại Quán Ăn Ngon, 34 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Đào Hùng (con trai cụ Đào Duy Anh) đã chia sẻ rất thẳng thắn và chân thực về “Ẩm thực Hà Nội những đổi thay khi tiếp xúc với người Pháp”.
Theo ông Đào Hùng, người Hà Nội bắt đầu tiếp xúc với lối sống và cách ăn uống của người Pháp từ năm 1883, khi người Pháp chiếm Hà Nội, bắt đầu khai thác thành phổ thuộc địa này.
Những ảnh hưởng của người Pháp về ẩm thực vào người Việt Nam rõ nét nhất đó là các món ăn như Thịt bò; Bánh mì; Sữa tươi; Trứng gà; Súp… Và không có món ăn nào của người nước ngoài mà người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung không tiếp nhận, nhưng hầu hết đều làm biến cách và thay đổi các món ăn đó.
Nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Đào Hùng còn cho rằng người Hà Nội vô cùng “bảo thủ” trong việc ăn uống, bây giờ trong ăn uống vẫn cứ bày cỗ “4 đĩa 5 bát”, gồm bất kì những món ăn nào đó thì cũng phải nấu theo kiểu Việt Nam, không nhiều tiếp nhận những món ăn của người nước ngoài.
“Không giống như người Sài Gòn, nếu như ta đến Sài Gòn sẽ thấy rất nhiều các món ăn của người nước ngoài và có đầy đủ các món ăn của 3 miền Việt Nam (Bắc – Trung – Nam), còn ở Hà Nội rất ít món ăn của khắp 3 miền, nó không phổ biến chủ yếu người Hà Nội, ở Hà Nội chỉ ăn các món ăn của người Hà Nội nào là Bún thang, bún riêu, bún ốc, các món phở v.v… ngày trước ở Hà Nội có xuất hiện món ăn rất ngon và nổi tiếng của Cao Bằng, Lạng Sơn là món Phở Chua nhưng chỉ được một thời gian ngắn không thấy xuất hiện bày bán nữa. Rồi có những món của những nơi khác như Mì Quảng cũng đã có mặt ở Hà Nội một thời gian rồi cũng đóng cửa vì không có khách.
Hà Nội chỉ ăn các món ăn của người Hà Nội nào là Bún thang, bún riêu, bún |
Nhớ lại thời kì chiến tranh người miền Nam tập kết ra Bắc rất nhiều mà đặc điểm của người miền Nam lại rất thích ăn các món ăn như rắn, lươn, cua, ếch, nhái…họ ăn rất nhiều nhưng hầu hết đều không ảnh hưởng đến khẩu vị, ẩm thực của người Hà Nội, chỉ ăn gà, lợn, dê. Cho đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy người Hà Nội vẫn chưa chuộng những món ăn của những nơi khác. Đấy là những món ăn ở trong nước huống chi là những món ăn của người nước ngoài.
Người Hà Nội vẫn chỉ thích ăn những món ăn của riêng mình, ăn những món ăn mang tính chất của người miền Bắc, của người Hà Nội chứ không mang nhiều tính chất món ăn của 3 miền, của người Việt Nam. Hà Nội hiện nay cũng có ít cửa hàng của người nước ngoài, dường như nó rất ít phát triển. Ở thời Pháp thuộc cũng vậy, người Hà Nội rất ít quán ăn, hay món ăn phương tây, có hay không người Hà Nội chỉ ăn đồ nước ngoài đó là các món ăn của Tàu, cơm Tàu”.
Ông luôn mong muốn các cơ quan chức năng, đối với những người làm kinh doanh ẩm thực làm thế nào để phá vỡ tính trì trệ, bảo thủ của người Hà Nội trong việc ăn uống, làm sao để quảng bá đến cộng đồng người dân, biết đến các món ăn đại diện mang tính toàn quốc để giới thiệu cho người nước ngoài biết đến. Vì Hà Nội là một nơi thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam.
Theo: Báo Lao Động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét