Mới đây, một nhận định về môi trường và biến đổi khí hậu đăng trên tạp chí Khoa học của Mỹ ngày 30/4 vừa qua nói rằng, biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ tăng cao. Nếu điều này không được can thiệp kịp thời, chỉ trong vài trăm hay thậm chí là vài chục năm nữa, số lượng động vật trên Trái đất sẽ bị giảm “đột biến” bởi “cứ 6 loài động thực vật thì có 1 loài đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng”.
Nhận định trên được rút ra từ 131 nghiên cứu khoa học đến từ các nhóm nghiên cứu uy tín trên toàn nước Mỹ và thế giới.
Theo dự đoán rút ra từ các nghiên cứu, ước tính sẽ có tới 5,2% chủng loại động thực vật đối mặt với “vòng nguy hiểm” nếu nhiệt độ tăng lên 2 độ C. Còn nếu tăng 3 độ C, nguy cơ sẽ là 8,5% và 16% nếu tăng 4 độ C. Lúc này, cứ 6 loài động thực vật có mặt trên Trái đất thì có 1 loài đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Cũng theo các số liệu tổng hợp được, Nam Mỹ, Australia và New Zealand là vùng có nguy cơ tuyệt chủng loài cao nhất với 23%, 14% và 14% tương ứng, tiếp đó là Bắc Mỹ với 6% và châu Âu là 5%.
Sau báo cáo phân tích nêu trên, một nhóm các nhà khoa học khác cũng đưa ra sau khi nghiên cứu hóa thạch 23 triệu năm tuổi của một số sinh vật biển. Họ kết luận rằng việc tuyệt chủng của các sinh vật biển liên quan khá nhiều tới vị trí và loài.
Cụ thể, các vùng nhiệt đới có tỉ lệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, sau đó đến các vùng ôn đới và hàn đới. Riêng về loài, các loài động vật có vú như cá voi, cá heo và hải cẩu có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn rất nhiều lần so với các loài động vật thân mềm, động vật không xương sống…
Với nhận định trên, các nhà khoa học đang khẩn thiết mong muốn các quốc gia nhanh chóng vào cuộc để ngăn chặn lại sự biến đổi khí hậu. Nếu không, chúng ta sẽ chỉ còn sống với rất ít các loài động vật, thậm chí tính mạng bị đe dọa trong thời gian tới đây.
Nguồn: internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét