Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Hướng Dẫn Cách Chia IP và Subnet Mask nhanh


Đây là cách chia IP mà Tâm Gà đã được học ké, giờ chỉ cần ôn luyện cái này là các bạn tự tin để chia IP và Subnet Mask nhanh cực kỳ. File PDF thì mất rồi nhé, chỉ còn lại hình ảnh thôi. Các bạn nhấn nút Ctrl + P để in trang này ra rồi học nhé. Thank
Read more »

Kiệt tác bánh ngọt Nhật - Wagashi


Bánh kem cùng nhiều loại bánh ngọt khác trên thị trường Nhật Bản hiện nay có nguồn gốc từ phương Tây. Tuy nhiên, người làm bánh bản địa đã cải tiến để chúng mang dấu ấn riêng.

Bánh kẹo có xuất xứ từ phương Tây được người Nhật gọi là Yougashi để phân biệt với Wagashi tức bánh kẹo truyền thống. “Wa” có nghĩa là Nhật Bản, còn “gashi” – điệp âm của "kashi" – mang ý nghĩa bánh ngọt. 

Wagashi xuất hiện ở Nhật từ rất sớm, vào thời Yayoi (300 trước công nguyên) với mục đích ban đầu là món ăn tế thần. Nhưng phải đến thời Edo (1603-1867), wagashi mới được phát triển thành nghệ thuật đỉnh cao.
 
Wagashi có tên tiếng Hán là “Hòa quả tử”, tức vẻ đẹp của tự nhiên. Do đó mỗi chiếc wagashi đều được ví như một tiểu vũ trụ tổng hòa những yếu tố tươi đẹp trong đất trời: Bột bánh thường được nhuộm màu theo các mùa trong năm, hình dạng bánh đa dạng tương ứng với các hình ảnh thiên nhiên (hoa anh đào, hoa mơ, lá phong, bông tuyết...) và đặc biệt là nhân bánh từ đậu đỏ tượng trưng cho con người đứng ở trung tâm.

 
Ngày nay, wagashi truyền thống vẫn gắn liền với đời sống người Nhật. Một mặt wagashi tiếp tục lưu giữ những bản sắc độc đáo thời xưa, mặt khác được biến tấu cho phù hợp với đời sống công nghiệp và cả mục đích truyền bá đến nước ngoài. 


Gà mẫu tử đoàn viên

Đây là một món ăn ngon, có nhiều ý nghĩa, tượng trưng cho sự đoàn tụ, mẹ tròn con vuông – đúng như tên gọi: Gà mẫu tử đoàn viên.

Tuy nhiên món này khá khó do phải lọc gà, rút gần hết phần xương bên trong ra (mình nói gần hết vì xương cánh và xương cổ, đầu không rút nhé. Giữ lại để định hình cho gà có thế đẹp.)

Ở Việt Nam món này là để thi tay nghề từ thợ bậc năm lên bậc sáu đấy.


NGUYÊN LIỆU

- Gà mái: 1 con khoảng 1.2 – 1,4 kg
- Thịt nạc vai: 150 g
- Bì lợn: 50 g
- Giò sống: 200 g
Nấm hương: 50 g
- Trứng gà: 6 quả, luộc chín bóc vỏ.
- Hạt giành giành: 10 g, ngâm vào nước lạnh cho nở rồi đun sôi, lọc lấy nước màu
- Cà rốt: 1 củ
- Đậu đen hoặc tiêu sọ đen: 12 hạt
- Gia vị: Mì chính, muối, tiêu, hành khô, ớt, rau mùi, xiên tre (hoặc kim chỉ)

Món ăn ngon: gà mẫu tử đoàn viên
Gà mẫu tử đoàn viên
xem thêm »

Tôi không phải đầu bếp

- Xe máy của em không nổ được. Anh có thể về nhà và sửa cho em được không?
- Cô nghĩ tôi là ai vậy? Tôi không phải thợ sửa xe máy.

Một lúc sau, cô vợ lại gọi đến:
- Anh có thể về nhà được không? Đầu video nhà mình tự nhiên lại bị hỏng.
- Cô nghĩ tôi là ai? Tôi không phải là thợ chữa tivi, video.

Đến buổi trưa, anh chồng lại nhận được cú điện thoại nữa của cô vợ phàn nàn về cái cửa bị kẹt không khoá được. Và lần này anh ta gào lên:
- Cô nghĩ tôi là ai vậy? Tôi không phải là thợ mộc.

Buổi tối, anh ta đi làm về. Cô vợ kể lại rằng đã nhờ ông hàng xóm chữa giúp tất cả. Anh chồng hỏi:
- Thế sau khi chữa xong ông ta có đòi công sá gì không?
- Ông ta đề nghị rằng hoặc là em nấu cho ông ấy một bữa ăn, hoặc là "chiều" ông ta một tí.
- Thế em đã nấu cho ông ấy ăn món gì? - Anh chồng nhẹ nhàng hỏi.

Lần này thì đến cô vợ tỏ ra giận dữ:
- Anh nghĩ tôi là ai vậy? Tôi không phải là đầu bếp.


Cùng vào bếp làm món ăn ngon

Món ăn, bài thuốc chữa suy nhược thần kinh

Theo Y học cổ truyền thần kinh suy nhược có nhiều thể bệnh khác nhau, với các nguyên nhân và triệu chứng khác nhau như mất ngủ, đau đầu, chân tay rã rời, tâm thần kích động, tư tưởng phân tán, trầm cảm… Ngoài việc dùng thuốc, xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.

Thể tinh thần thương tổn: Do ức chế, tức giận, buồn bực, uất khí khiến gan rối loạn chức năng, kiềm chế lâu hóa hỏa, làm cho gan hỏa bốc lên thành viêm, tâm thần không yên.

Dầu ăn xào mướp đắng: Mướp đắng 250g, gừng 1 miếng; hành 1 cây, dầu ăn 50ml. Hành, gừng cạo rửa sạch, thái nhỏ, mướp đắng rửa sạch, thái sợi nhỏ, cho dầu vào chảo đun nóng, rồi cho mướp vào xào, cho muối, mì chính vừa ăn. Ăn với cơm. 10 ngày là một liệu trình.

Óc lợn hầm thiên ma: Óc lợn 1 cái, thiên ma 10g. Thiên ma rửa sạch, óc lợn lấy đi màng ngoài và tia máu, rồi rửa sạch. Tất cả bỏ vào nồi hoặc tô, đổ vào chút nước sôi, hầm cách thủy khoảng 2 giờ, cho gia vị vừa ăn. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.


Món ă bài thuốc chữa suy nhược thần kinh: Óc lợn hầm thiên ma
Óc lợn hầm thiên ma
Thể ăn uống thương tổn: Do ăn uống không điều độ, tổn thương tì vị, làm cho tiêu hóa bị đình trệ, gây ra viêm nhiệt, khiến gan hỏa thượng viêm, tâm thần bất yên.

Cháo bạch chỉ, phục linh, ý dĩ nhân: Bạch chỉ 10g, phục linh 30g, ý dĩ nhân 50g, vỏ quýt 1 miếng. Ý dĩ nhân ngâm nước nửa giờ; Các vị khác bỏ vào nồi, nước vừa đủ, đun sôi 30 phút, gạn nước bỏ bã, cho ý dĩ nhân vào nấu cháo. Ăn nhạt hoặc cho chút muối đều được. 10 ngày là một liệu trình.

Chè đậu xanh, hải đới: Hải đới 60g, đậu xanh 120g, đường kính. Hải đới ngâm nước rồi rửa sạch, thái sợi nhỏ, đậu xanh rửa sạch. Tất cả bỏ vào nồi, đổ vừa nước, hầm cho đậu nhừ; cho đường vào quậy đều, rồi đun sôi lên là được. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.
Món ăn bài thuốc chữa suy nhược thần kinh: chè đậu xanh, hải đới
Chè đậu xanh, hải đới
Thể tâm tỳ thụ tổn: Suy tư mệt mỏi, thương tổn tâm tì, tim bị tổn thương thì huyết dần hao tổn; tì bị tổn thương thì chuyển hóa không đủ và rối loạn khiến máu thiếu và yếu. Hoặc sau khi bị bệnh, sức yếu, tâm huyết bất túc, khiến tâm thiếu dinh dưỡng, thần không giữ được ổn định. Do huyết hư nên không thể dưỡng tâm, tâm hư thì không thể dưỡng thần. Cho nên tâm thần bất an, không ngủ được yên giấc.

Cháo tấm tim lợn: Tim lợn 1 quả; tấm gạo 50g. Tim lợn rửa sạch, luộc chín, thái miếng nhỏ, ướp xì dầu, mì chính, tấm vo sạch, bỏ vào nước luộc tim, nấu cháo. Khi cháo nhừ cho tim đã chuẩn bị vào, ăn mỗi ngày 1 bữa, liền trong 7 ngày.

Tim lợn hầm nhân sâm, đương quy: Tim lợn 1 quả, nhân sâm 10g, đương quy 10g. Nhân sâm, đương quy rửa sạch, thái mỏng, tim rửa sạch, mở ra cho sâm, quy vào trong, đặt trong liễn sứ, đổ nước sôi vào, hầm cách thủy 3 giờ, gia vị vừa ăn, ăn với cơm. Ăn trong 3 ngày.

Bò bọc mỡ chài nướng

Bò bọc mỡ chài là một món trong bò bẩy món, thường được lên món một lần với sa tê, bò nướng lá lốt.

Nguyên liệu:
Thịt bò: 500g, xay nhuyễn
Nạc vai: 200g, xay nhuyễn
Mỡ chài: 100g
Hành, tỏi khô: 1 củ, băm nhuyễn
Bột ngọt: 1 thìa
Hạt nêm: nửa thìa
Nước tương: 1 thìa
Dầu hào: nửa thìa
Bột ngũ vị hương: nửa thìa cà phê

Món ăn ngon: bò bọc mỡ chài nướng
Cách làm:
Trộn chung thịt bò và thịt nạc xay, ướp với hành, tỏi băm nhuyễn, bột ngọt, hạt nêm, nước tương, dầu hào, bột ngũ vị hương, ướp trong nửa tiếng.

Đem viên thịt thành những viên khoảng 30 g, bọc mỡ chài bên ngoài rồi nướng trên than hoa.

Bạn  có thể để viên tròn, hơi dẹt và nướng bằng vỉ. Hoặc làm thành những khối dài băng ngón  tay, mà to hơn chút rồi xiên vào xiên tre hoặc kim loại rồi nướng.

Mách nhỏ bạn: Mình thấy một số nơi nói cắt mỡ chài thành từng miếng bằng bàn tay rồi cuốn ngoài thịt bò, đem nướng. Nhưng theo mình các bạn cứ trải nguyên tấm mỡ chài lớn ra rồi đặt thịt bò lên, lăn nhẹ để mỡ chài bọc một lớp bên ngoài thịt, sau đó dùng dao để cắt rời phần thịt đã được cuốn ra. Làm như thế sẽ nhanh hơn, đỡ tốn công, mà nhìn viên thịt cũng đẹp hơn.

Trong quá trình nướng mỡ sẽ nhỏ xuống, rất thơm và kích thích vị giác. Các bạn nướng tới khi mỡ sôi mạnh, viên thịt có màu vàng đều là được.

Món này chấm mắm nêm, ăn cùng rau xà lách, cà chua, hoặc xà lách trộn dầu dấm. Nếu chủ ý làm đủ bộ bò bảy món thì bạn thay rau ăn kèm bằng bò bit-tết rồi (bò bit-tết trong bò 7 món khác với bò bit-tết khoai tây các bạn nhé).

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Con đường đưa kim chi thành huyền thoại xứ Hàn

Không chỉ là một món ăn nổi tiếng, kim chi còn là một nét văn hóa gắn liền với đời sống của người dân xứ Hàn.

Được coi là một “huyền thoại văn hóa” tuyệt vời từ những thời đại cổ xưa ở Hàn Quốc, từ lâu kim chi đã trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người dân xứ Hàn. Trải qua một quá trình lịch sử dài lâu, ngày nay ở Hàn Quốc có đến hàng trăm loại kim chi khác nhau, trong đó nổi tiếng và phổ biến nhất là kim chi cải thảo. Với thành phần chính là cải thảo, tỏi, bột ớt và nhiều gia vị khác, không ít người chỉ ăn thử một lần mà nhớ mãi hương vị cay nồng rất đặc biệt của món ăn lên men này.

» Món ăn đường phố Hàn Quốc
 
Làm món ăn ngon với Kim chi Hàn Quốc
Kim chi không chỉ nổi tiếng ở Hàn Quốc mà còn được biết đến trên toàn thế giới.
Mùa đông ở Hàn Quốc vốn rất khắc nghiệt với những ngày nhiệt độ xuống tới âm độ kéo dài. Đặc điểm khí hậu này khiến cho người dân nơi đây không thể trồng bất cứ loại rau nào trong mùa lạnh, bởi vậy họ đã tìm ra cách lên men thực phẩm với muối để bảo quản và lưu giữ đồ ăn cho mùa đông lạnh kéo dài. Cách thức này không chỉ được được áp dụng cho các loại rau củ mà còn trở thành nghệ thuật bảo quản đồ ăn trong nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.
Làm món ăn ngon với Kim chi Hàn Quốc
Kim chi ban đầu chỉ là loại rau muối thông thường.
Nhiều nguồn thông tin cho rằng, các ủ men thức ăn bắt đầu được người Hàn sử dụng vào khoảng thế kỷ thứ 7. Và đây cũng là khoảng thời điểm loại kim chi đầu tiên ra đời. Theo ghi chép được tìm thấy trong cuốn Kinh Thi, “kimchi” ban đầu được gọi là “ji” với nghĩa gốc là ngâm, tẩm thấm. Những nghiên cứu về món ăn này cũng chỉ ra rằng “kimchi” đã trải qua một số tên gọi như shimchae (rau muối) – dimchae – kimchae – kimchi, do việc thay đổi ngữ âm theo thời gian.

Trong suốt một thời gian dài, kim chi đơn thuần chỉ được coi như một loại rau muối thông thường, không có ớt đỏ. Và loại kim chi phổ biến trong thời gian đó là củ cải được ngâm trong nước muối chứ không phải là cải thảo. Từ thế kỷ thứ 12, người dân xứ Hàn mới bắt đầu biến tấu và bổ sung thêm nhiều loại gia vị khác nhau cho món ăn này, tuy nhiên phải đến thế kỷ thứ 18 thì ớt đỏ mới bắt đầu được sử dụng như một thành phần chính để làm nên kim chi. Mặc dù đã có nhiều thay đổi theo thời gian nhưng loại kim chi chúng ta thưởng thức ngày nay vẫn giữ được những nét đặc trưng của kim chi trước kia.
Làm món ăn ngon với Kim chi Hàn Quốc
Củ cải là nguyên liệu phổ biển của loại kim chi cổ xưa.
Quá trình phát triển của kim chi gắn liền với lịch sử các thời đại của Hàn Quốc. Kim chi trong thời Goryeo (918-1392) được thêm vào nhiều thành phần như tỏi, nấm thông, củ cải lớn và loại bắp cải nổi tiếng của Trung Quốc (thường gọi là cải thảo). Vị ngọt của kim chi cũng ra đời từ đây.

Một nhà thơ đã ghi chép lại như sau “món kim chi ngâm trong nước muối đã trở thành món ăn rất tốt trong mùa đông. Đặc biệt, loại bắp cải của Trung Quốc lớn lên từ trong lòng đất có mùi vị giống như quả lê, nhất là sau đêm sương giá đầu tiên trong mùa thu hoạch”. Và cũng chính ở giai đoạn này, kim chi bắt đầu được nhiều người sử dụng như một loại thực phẩm hàng ngày chứ không chỉ là món ăn lưu trữ trong mùa đông.
Làm món ăn ngon với Kim chi Hàn Quốc
Kim chi cải thảo – loại kim chi phổ biến nhất hiện nay.
Cho đến triều đại Joseon (1392-1910), kim chi trở nên đa dạng hơn. Muối không còn là chất bảo quản duy nhất mà món ăn này cũng có thể được bảo quản trong nước tương. Là triều đại có nhiều biến động trong lịch sử Hàn Quốc, Joseon cũng kéo theo những sự thay đổi lớn về ẩm thực với nhiều loại kim chi mới ra đời. Ớt đỏ cũng bắt đầu xuất hiện và trở thành thành phần chính không thể thiếu của kim chi. Sự kết hợp giữa vị cay của ớt, vị mặn của muối, vị ngọt của cải thảo cùng nhau làm nên hương vị nổi tiếng của kim chi mà chúng ta thưởng thức ngày nay.
Làm món ăn ngon với Kim chi Hàn Quốc
Ngày nay, ở Hàn Quốc có tới hơn 200 loại kim chi khác nhau.
Làm món ăn ngon với Kim chi Hàn Quốc
Kim chi dưa chuột.
Làm món ăn ngon với Kim chi Hàn Quốc
Kim chi hành.
Tính đến năm 1827, Hàn Quốc đã có đến 92 loại kim chi khác nhau, trong số đó có cả những món cá lên men kim chi vô cùng độc đáo. Cho đến ngày nay, kim chi ở Hàn Quốc đã có tới hơn 200 loại khác nhau. Thậm chí người ta còn xây dựng bảo tàng kim chi ở Seoul - thủ đô Hàn Quốc để trưng bày các loại kim chi khác nhau cùng với những thông tin về lịch sử cũng như những tác dụng của món ăn này. Đến thăm quan bảo tàng, du khách cũng có thể tự tay làm thử kim chi trong lớp dạy chế biến kim chi tại đây.
Làm món ăn ngon với Kim chi Hàn Quốc
Bảo tàng kim chi.
Làm món ăn ngon với Kim chi Hàn Quốc
Du khách đến thăm quan có thể tự tay làm thử kim chi.

Rươi

Ngày ngắn dần đi . Đêm, cứ vào khoảng gần sáng thì trời lại hơi lành lạnh. Thế là đã sang tháng chín lúc nào rồi?

Tháng chín, những ngày nắng tưng bừng không còn nhiều; một vài chiếc lá đã bắt đầu rụng xuống mặt hồ; nhưng thời tiết vẫn chưa thay đổi hẳn; tựa như ở vào một lúc giao thời của một người con gái đương tiến từ giai đoạn bé bỏng sang tuổi dậy thì.

Người con gái dậy thì lúc vui, khi buồn, như nũng nịu, như hờn dỗi, thì trời tháng chín cũng thế, đương nắng như cười bỗng chẳng nói chẳng năng xịu hẳn mặt lại, đương tưng bừng nhảy múa bỗng rầu rĩ và nặng trĩu mối buồn lê thê.

Thế rồi có nhiều khi mấy hạt mưa tím bỗng dưng trút xuống hắt hiu để cho người ta ngỡ là rét đã về, giục nhau sắm sửa mềm êm áo ấm. Thế nhưng mà lầm. Chưa rét. Rươi đấy mà!

Đương nắng mà mưa: rươi; đương nóng mà rét: rươi; đương mưa mà nắng: rươi. Có nắng rươi, có mưa rươi, và do đó, nếu người ta bị nóng lạnh hay se mình, ngào ngạt hay yếu phổi, người ta đều hạ một tiếng rất bình hòa. "Rươi đấy!".

Thực, không ai có thể tưởng tượng được rằng ở đời này lại có một món ăn liên quan tới thời tiết mật thiết đến như vậy. Mà hơn thế nữa, rươi, món ăn đặc biệt của mùa thu phương Bắc, lại còn ảnh hưởng cả đến tinh thần, và sức khỏe của người ta.

Ông hơi ngúng nguẩy mà nói chuyện đến thuốc thang, sẽ bị gạt đi ngay vì ai cũng sẽ bảo ông :"Vẽ trò, rươi đấy, ăn rươi đi thì khỏi!"

Rươi là cái hàn thử biểu; rươi là vị thuốc bách giải mà người ta gán cho một sức công hiệu như thần; nhưng rươi còn là một khối bí mật để cho người ta hỏi lẫn nhau trong mấy ngày ngắn ngủi có rươi ăn.

Nó là thứ sâu gì mà ăn ngon đến thế nhỉ? Nó ở đâu đến mà lạ đúng ngày, đúng giờ như một quyển lịch thế nhỉ? Nó có những chất gì ở trong mình mà ăn sướng khẩu cái, lại bổ béo như thế nhỉ? Tại làm sao nó bổ mà những người ho, sốt ăn vào lại độc như thế nhỉ?

Ờ mà thật thế, cứ đến những ngày cuối thu, tất cả các gia đình Bắc Việt, không nhiều thì ít, cũng đều ăn rươi, nhưng có lẽ không mấy ai đã thật biết rõ đời con rươi.

Đương ngồi ở trong nhà bỗng nghe thấy những người đàn bà lanh lảnh rao: "Ai mua rươi! Ai mua rươi ra mua!" người ta bỗng thấy lòng tưng bừng như có muôn đóa hoa hé cánh và người ta vội vàng chạy ra cửa gọi mua: "Rươi! Rươi!"

Các món ăn ngon được làm từ rươi

Hỡi các bà nội trợ, đừng có lần chần lắm mà nhỡ việc, vì rươi không phải là một món ăn ngày nào cũng có đâu. Cả một năm chỉ có mấy ngày có rươi thôi; mà những ngày có rươi đó nếu bà không mua nhanh lên thì hết đấy. Cả một mùa không được ăn một miếng rươi vào miệng, không những bà ân hận, mà người chồng yêu quý của bà rất có thể lại làu nhàu.

Bởi vì ở Bắc Việt, ăn rươi là một thông lệ, đến mùa mà không được ăn thì như là một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa, sau này sẽ nặng một niềm tiếc nhớ...

Chính người bán rươi cho ta cũng vội vàng. Bán cũng phải nhanh, vừa bán vừa chạy, không thể kề cà được như hàng rau, hàng bún. Rươi bán cho người ăn phải thật tươi, nếu lần chần đến qúa trưa thì ôi mất, nhiều con chết, ăn không quý bằng thứ rươi mua sớm. Là vì ai cũng đã biết rươi không phải sản xuất ngay ở Hà Nội hay vùng ngoại châu thành, nhưng là từ các tỉnh gần miền biển như Hải Phòng, Hải Dương, Đông Triều, Thái Bình, Kiến An ... đem về.

Tính từ lúc đơm được rươi, qua một chặng buôn đi bán lại rồi chở ô tô về được đến Hà Nội bán vào buổi trưa, cũng đã mất khá lâu thì giờ; nếu không bán nhanh thì rươi, chồng chất lên nhau ở trong hai cái thúng của người bán hàng, sẽ chết nhiều; mà nếu mua về nhà không làm để ăn ngay thì ôi, ăn cũng giảm mất một đôi phần thích thú.

Nhưng mà hỡi người ăn rươi, anh có biết rằng mỗi khi ăn rươi, anh đã nuốt vào lòng bao nhiêu là cuộc tình duyên khăng khít của cái giống hải trùng đó hay không? Anh có biết rằng mỗi con rươi là một câu chuyện đa tình của cái giống thèm trai, có một tấm lòng ác liệt không?
*
.Có người bảo rươi là một loài sâu bọ ở đồng bằng sống ở dưới những chân lúa, cuống rạ. Đến mùa, đất vỡ ra (người ta gọi thế là nứt lỗ rươi), rươi hiện lên trên mặt ruộng. Do đó, có người đã liệt nó vào giống "đông trùng hạ thảo" và cho rằng sức bổ béo của nó không quá những con dế mèn, châu chấu.

Những nhận xét đó không giải thích được một phần nào nguyên nhân tại sao chỉ những ruộng ở gần bể mới có rươi và cũng không cho ta thấy tại sao rươi lại chỉ nhất định có vào những ngày mùng 5 tháng 9, hai nhăm tháng 10 và tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng 5.

Sự xuất hiện của con rươi vào mấy ngày trong tháng chín và tháng mười đó phù hợp với một câu vè mà người ta dùng để đố nhau:

Con gì bé tỉ tì ti,
Mình đi dưới đất, bóng đi trên trời,
Một năm mấy bận đi chơi,
Đi thời lở đất, long trời mới yên?

Thật ra, sự xuất hiện của con rươi quả là có chịu ảnh hưởng của thời tiết thật - muốn nói cho đúng thì phải nói là chịu ảnh hưởng của tuần trăng.

Nguyên rươi là một giống hải trùng, sinh sống bằng những con bọ vi ti dưới biển. Vào những dịp trăng thượng huyền, tháng giêng, tháng hai, nước biển rút xuống: những con rươi đẻ trứng ở ruộng; trứng đó ở cách sâu dưới đất chừng bốn, năm mươi phân. Vào tuần trăng hạ huyền, nước biển dâng cao, tràn vào các ruộng; trứng rươi nở ra con rồi nhô ở dưới đất lên và đứt ra từng đoạn như hầu hết các giống sâu bọ khác.

Mỗi đoạn là một con rươi. Nhưng không phải tất cả các đoạn còn ở lại. Con rươi có đặc điểm là nếu ta chặt đầu nó đi, mà có nước biển thuận tiện cho nó sống thì nó lại sinh ra cái đầu khác, chặt đuôi nó thì nó lại sinh ra cái đuôi khác.

Vào những ngày mùng 5 tháng 9, 25 tháng 10, tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng 5, là những ngày nước thủy triều dâng lên, những con rươi chui ra khỏi mặt đất (người ta gọi là nứt lỗ rươi) chính là để sống cuộc đời, tình ái.

Những cánh ruộng gần bể lúc đó đầy rươi: con cái bụng căng lên những trứng, thèm khát ái tình như giống vật đến ngày "con nước", không thể ngồi yên một chỗ, phải nhởn nha đi dạo chơi trong ruộng (và có khi quá chân đi cả ra sông), cũnh như tiểu thư đi "bát phố" để kiếm kẻ giương cung bắn cho một phát tên ... tình!

Còn công tử rươi cũng nhân dịp đó trưng bảnh với chị em, tha hồ mà tán tỉnh, tha hồ mà gạ gẫm, nhưng "họ" không phải mất công gì cho lắm, vì rươi cũng như mình hiện nay có cái nạn ... trai thiếu, gái thừa. Mười con rươi cái thì mới chỉ có một con rươi đực mà thôi: con đực chạy xung quanh rươi cái, lượn lờ uốn éo; con rươi cái, xúc động tâm tình, bài tiết những cái trứng ra ngoài.

Con rươi đực, cũng như con cá đực, rạo rực cõi lòng cũng tiết ra một thứ nước để bao bọc lấy những trứng đó của con rươi cái... rồi lại đi tìm một mối tình duyên khác mới hơn, nhưng chưa chắc đã lạ hơn.

Rốt cục con rươi đực chết (kiếp nam nhi có mong manh!) nhưng có một điều an ủi là đã để lại cho đời một kỷ niệm: những cái trứng chìm sâu xuống đất để sang năm lại sinh ra một lũ con rươi con, nối dõi tông đường, lo việc hương khói nhà rươi và cũng là để làm một...món ăn đặc biệt cho những khách sành ăn nơi Bắc Việt.

Khoảng thời gian trong một năm mà giống rươi từ dưới đất ngoi lên để làm nhiệm vụ ái tình, chính là quãng đời hoa mộng nhất trong kiếp con rươi vậy.

Nhưng đau đớn là cuộc hôn lễ ấy hoặc vừa cử hành xong hoặc đương cử hành thì loài người đã đem những cái lưỡi riêng (gọi là xăm) hay những cái vợt làm bằng vải mỏng vét cả đàn cả lũ cho vào thúng đem về.
*

Rươi thường chỉ hiện về đêm, không lên ban ngày. Vì thế, người ta chỉ bắt rươi về ban đêm. Muốn cho dễ dàng công việc, người ta - nhất là về vùng Hải Dương, Đông Triều - thường đốt đèn, đốt đuốc lên để bắt rươi; rươi thấy ánh đèn, cho là thiên đường, lại càng lượn khỏe để cùng nhau đú đởn. Và kết quả là cả lũ cùng... chết vì tình!

Chở về được đến Hà Nội, con rươi tính ra ít nhất cũng đã bị tù đầy trong năm, sáu tiếng đồng hồ. Nhiều con đã chết, nhưng cũng có nhiều con còn sống. Nhìn vào một thúng rươi, ta thấy chúng có nhiều màu khác nhau: xanh nhờ nhờ, đỏ đùng đục, vàng mờ mờ, lại có khi xám bạc như màu bạc ô; tất cả quằn quại trong một thứ nhớt quánh như hồ. Nhớt đó, người ta gọi là vẩn, và chính cái vẩn, đó đã nuôi sống con rươi trên cạn.

Bây giờ, nếu ta bắt một con rươi còn sống mà đem thả xuống nước, ta sẽ thấy nó uốn cả mình đi mà lượn rất nhanh. Một phần bơi nhanh được như thế cũng là vì hai hàng lông tơ ở chung quanh mình; nhưng lông ấy không phải chỉ có công dụng đó, hơn thế, lông ấy còn là những "ăng ten" dẫn điện, những cái lông có tính cách rung động để cho con đực "mồi chài" con cái và để cho con cái "tống tình" con đực.

Người ta đã thử lấy một chất khoa học làm rụng hàng lông "tống tình" đó đi thì con vật bị "bỏ rơi" ngay, không những đờ đẫn ra như chết, mà lại còn bị đồng bào "phớt lạnh".
*
Tháng chín, tháng mười, thường thường trời bắt đầu rét, đêm nằm gần về sáng, đã phải dùng đến chăng bông. Những buổi chiều tà, ngồi ở cạnh mâm cơm có ánh đèn hồng rủ xuống, vợ chồng cùng ăn cơm có món rươi, cùng nghĩ đến những cuộc tình ái của loài rươi, đưa mắt nhìn nhau cùng nghĩ rằng trong khi ăn bao nhiêu cuộc giao tình, mấy ai không thấy trái tim rung nhè nhẹ như dạo một bản hòa âm...

Này, con rươi không phải chỉ đẹp về lý tưởng như thế mà thôi; xét theo khoa học, nó lại còn có tính cách bồi bổ sức khỏe cho ngươiø ăn nữa đấy.

Cách làm ra món cũng chẳng khó khăn gì lắm. Cần nhất là lúc làm lông, phải dùng nước nóng cho già, quấy đều, nhặt cho hết rác, rồi rửa đi rửa lại nhiều nước cho thật sạch. Để ráo đi một lúc bà có thể làm nhiều món cho ông xơi, mà món nào cũng rất có thể ngon; nhưng thường thì có rươi, ta vẫn quen thưởng thức mấy món chính là chả rươi, rươi hấp, rươi xào, rươi nấu và rươi đúc với trứng.

Riêng tôi, tôi thích ăn món rươi xào với niễng thái chỉ (nếu không có niễng thì dùng măng tươi hay củ cải). Vỏ quít thái nhỏ, ướp với nước mắm, hành tây đảo với mỡ thơm ngào thơm ngạt lên thì cho rươi vào xào chín rồi xúc ra; bỏ thêm mở vào chảo, đổ đồ độn xào lẫn với thịt dọi thái chỉ (đã luộc qua) cho tí muối vào nước luộc thịt, mười phần chín đến tám phần thì bỏ rươi vào, đảo lên cho thật đều...

Mùi thơm tỏa ra lúc đó nịnh khứu giác của người ta đáo để nhưng mà đừng hấp tấp, hỡi người bạn sành ăn! Anh phải chờ cho chín kỹ đã (rươi có một đặc điểm là xào lâu không nát; trái lại, lại dai), bắc ra, đập trứng và bỏ hành hoa, trộn mau tay cho đều.

Chao ôi! Đĩa rươi đó vừa mềm không khô, chế một ít dầu vừng, rắc mấy lá gấc thái nhỏ và mấy ngọn rau mùi vào, gia vừa hạt tiêu, để lên trên bàn, khói bốc lên nghi ngút mà ăn ngay thì nuốt đến đâu sướng đến đấy, không chịu được.

Có nhiều người cho là trứng khét, làm hại mất mùi rươi, lúc xào cho nấm hương vào thay trứng. Lại cũng có nhà xào rươi ra nhiều nước, lúc ăn miếng rươi có ý nóng lâu hơn; nước chan lại ngọt, có ý thích thú hơn là ăn khô xâm xấp.

Nhưng đã dùng rươi thì muốn ăn cách nào cũng thế, cần ph ải cho đủ cay mới được; ớt làm nổi hẳn vị rươi lên một cách thần tiên, ăn một miếng, húp một ít nước cho gia vị thật vừa, ta nghe thấy dâng lên một phong vị rất lạ lùng: béo, vừa đủ ngọt, không bùi hẳn như nhộng mà nhai lại hơi sừn sựt - và ta tưởng tượng như ta ăn những con ong non mới lấy ở khoái ra, thơm vừa vặn, không ngào ngạt nhưng ý nhị.

Thêm vào đó, trần bì (vỏ quít) thơm một mùi hăng hăng, lá gấc ngọt thoang thoảng, thìa là và rau mùi thơm cái mùi thơm của hoa cỏ đồng quê; tất cả nâng đỡ nhau, hòa hợp với nhau để tạo nên một hương vị thật tiết tấu, tưởng chừng như một bản đàn tuyệt diệu, chỉ thiếu một nét là hỏng cả.

Phổ thông hơn cả là chả rươi. Rươi trộn với thịt băm, đập trứng, thìa là, thêm vài nhát vỏ quít băm nhỏ, tất cả ướp với nắm ngon, trộn đều đổ vào chảo, rán nho nhỏ lửa thôi: món này thơm "chết mũi", láng giềng hàng xóm ngửi thấy không chịu được.

Lúc ăn, cho tí hạt tiêu, điểm mấy cái rau mùi, dùng lúc đương nóng hổi.

Rươi hấp ăn thanh hơn một chút: cũng thịt, hành củ, vỏ quít, thìa là và nước mắm (xin đừng quên dăm sáu tai mộc nhĩ cho thơm mà giòn) nhưng không dùng đến mỡ, chỉ trộn đều rồi hấp.

Vì rươi là một món ăn hiếm có trong một năm lại được người ta yêu chuộng, nên nhiều nhà tìm cách giữ rươi để có thể gửi biếu xén bạn bè, quyến thuộc ở xa hay là giữ để ăn dần, thỉnh thoảng một chút, cho sướng ông thần khẩu.
*
Có thể giữ rươi hai lối: rươi rang hay là làm mắm rươi. Rươi rang mà muốn làm cho cẩn thận thì nên dùng nồi đất lót lá chuối rồi để rươi lên trên, rang đều tay một lát rồi lấy một cái nồi đất khác chụp lên, đốt rơm như kiểu nhà quê hầm cá; rươi lấy ra, giòn tan mà không kho, giữ được hàng tháng, muốn gửi đi biếu xén ai ở thật xa cũng được.

Cái thứ rươi rang này, cho vào hộp đậy thật kín, gặp hôm nào gió hiu hiu, trời buồn buồn, lấy ra mà gói kiểu Sài goòng, ăn với rau xà lách, thơm, mùi, tía tô, kinh giới, xương sông, chấm nước mắm giấm ớt, cũng hay đáo để.

Nhưng mà thú hơn một bực là mắm rươi. Cứ đến mùa rơi, thường các bà nội trợ đảm đang vẫn đích thân làm một hai bình, đem ủ cho thật ngấu rồi cất đi thỉnh thoảng đem ra ăn với ruốc bông, rau cần, cải cúc, vỏ quít, thơm, mùi, lạc rang giã nhỏ, hành hoa, gừng và rau xà lách.

Ăn như thế mà lại gia thêm thịt luộc ba chỉ, không thể nói là ngon được; phải nói là ăn "ăn cứ tỉnh cả người ra". Ăn như thế, không mất cái vị rươi ngòn ngọt lại phảng phất tanh tanh; mà có khi đang ăn sực nhớ rằng mình đang được dùng một của trái mùa, ta sướng rợn lên như được đặc hưởng ân tình với một người đẹp ở một nơi u tịch, không ai hay biết.
*

Đã có bao nhiêu bận, ngồi nhấm nháp miếng chả rươi thật kỹ, nghĩ đến cái ngon đậm đà của miếng qùa đất nước, tôi đã nhớ ra rằng có bao nhiêu con người đất Việt như tôi, chẳng may lại không được ăn rươi - kẻ ăn rươi, người chịu bão - hay không biết ăn rươi! Tôi thấy tiếc cho họ, mà lại ngậm ngùi một chút.
*

Không phả chỉ có y học phương Đông mới nhận thấy rằng rươi có tính chất ôn, ăn vào thêm sức khỏe; ngay khoa học mới, phân tách con rươi, cũng thấy rằng rươi bổ lắm - mà cái phần bổ của nó nếu có kém thì chỉ kém lòng đỏ trứng, ngoài ra hơn hết các món ăn bổ khác.

Thật thế, một món ăn có nhiều chất lân, chất cái và tới mười một phần trăm chất đạm, không phải là lúc nào cũng tìm thấy dễ dàng đâu! Chính vì nó có một tính cách rất bổ như vậy, cho nên những người nào ngúng nguẩy, ho sốt, trẻ con cam sài đều không nên ăn, mà những người mới yếu dậy ăn cũng độc.

Ngay những người bình thường không được khỏe lắm, ăn rươi cũng có thể không chịu, sinh đầy. Muốn chế hóa cái đầy đó, sả-chi-du (essence de citronnelle) là một môn thuốc hiệu nghiệm. Vì thế càng nghĩ, ta lại càng thấy rằng làm món rươi, tự các cụ ta truyền lại, phải có vỏ quít (trong có chất dầu chanh) thật là tài đặc biệt, vì không những vỏ quít đã làm dậy mùi rươi lại có tánh cách chế hóa cái độc của rươi đi, ta có thể ăn nhiều một chút mà không hại đến con tì, con vị.

Nghĩ đến sự tài tình đó của người, ta không khỏi lạ cho cái khéo của Trời. Ờ mà lạ thật, cứ có rươi là có quít; rươi và quít cùng tốt đôi; không có món rươi nào mà lại có thể làm không vỏ quít.
*
Nhưng tài tình hơn cả là cùng con rươi mà mà ăn khác món thì các gia vị cũng phải chế biến đi một đôi chút mới ngon. Chả rươi không phải dùng lá gấc và gừng; rươi hấp phải có mấy cái tai mộc nhĩ; rươi xào phải có thìa là mới xong; nhưng đến cái mắm rươi ăn với tôm he bông không có rau cần và rau cải cúc thì hỏng kiểu?

Riêng tôi không thể nào quan niệm được một bữa mắm rươi "ra giáng" mà lại thiếu hai món rau quan yếu đó. Thiếu nó, thật y như một người đàn bà đẹp mà vô duyên: tẻ lắm.

Trái lại, ăn một bữa mắm rươi đủ vị, không những ngon miệng mà lại đẹp mắt nữa: mắm rươi ở dưới bát, tôm he xé thật bông phủ lên trên, trông như một bát san hô, thế rồi đến lúc ăn, gắp đủ các thứ rau vào bát, rải mắm lên trên. Màu mắm vàng tươi nổi bật hẳn lên trên màu trắng trong của men bát, màu xanh mát của rau, màu vàng nhạt của gừng và màu xanh thẫm gần ngả đỏ của vỏ quít, ai không biết ăn mắm mà trông thấy cũng phải thèm lên thèm xuống.

Ăn mắùm sống mãi mà chán thì đem chưng lên. Chưng mắm với trứng, gia một cùi dìa đường tây vào rồi khuấy lên như khuấy bột, mắm gần đặc thì cho vỏ quít, lạc rang vào.
Thứ mắm chưng này cũng ăn với rau sống, nhưng gia thêm một nhánh tỏi thơm thì lại càng nổi vị hơn. Thơm gọi là nức mũi! Người ốm phải ăn kiêng, lắm lúc thấy không chịu được, cũng cố đòi ăn một miếng.

Nhưng mà coi chừng đấy nhé! Một, hai miếng mắm, ăn vào tưởng là chiều ông Thần Khẩu tí ti chẳng có gì quan hệ, ấy thế mà chưa biết chừng chỉ chiều hôm trước, sáng hôm sau là thấy kiến hiệu ngay. Nhất là đàn bà mới ở cữ thì lại càng nên thận trọng.

"Chín tháng ăn rươi, mười tháng ăn nhộng", qua câu tục ngữ đó có phải các cụ muốn khuyên những người đàn bà ở cữ mà kiên chưa đủ chín tháng thì đừng nên dùng món rươi chăng? Hay đó chỉ là câu "tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng" mà dân gian truyền khẩu rồi hóa ra sai lạc?

Dù sao, ta cũng thấy món rươi đi rất sâu vào văn nghệ Việt Nam. Nội trong các món ăn thuần thúy của đất nước, tôi nghĩ rằng có lẽ món rươi được nhắc nhở đến nhiều nhất trong văn nghệ bình dân; không những rươi đã làm chủ để cho nhiều câu tục ngữ phương ngôn, mà lại còn là một thứ thách đố, một đầu đề khuyên răn, một phương pháp xem thiên văn của những người dân chất phác.

Này, cứ ngồi ngẫm nghĩ thì có ăn món nào trên thế giới này lại được nhắc đến nhiều và được dân gian thi vị hóa đến như thế này không?

Ấy thế mà rươi lại không phải là một món ăn đắt đỏ. Một lọ mắm rươi, nào có đáng lao lăm; nhưng có ai đã từng xa vắng cố đô lâu ngày, bặt tin nhạn cá, mà một buổi sáng bất thần có người gửi đến cho một lọ mắm rươi nho nhỏ gói và trong mảnh giấy bóng kính màu hồng thì mới có thể quan niệm hết cái đẹp của rươi và tất cả thi vị của đất nước tiềm tàng trong đó.

Không cần phải thư từ gì kèm theo dài dòng. Chỉ một chữ nhỏ thôi và một lọ mắm, người nhận được quà có thể mủi lòng, chảy nước mắt vì có lẽ không có thứ quà gì nhắc nhở ta nhiều kỷ niệm đằm thắm và sâu xa đến thế.

Nước ta là một nước sống bằng nghề nông, mà rươi là một sản phẩm của ruộng đất bao la Bắc Việt, cũng như là cốm.

Nhưng mà ở xa nhà thấy cốm thì lòng chỉ buồn nhè nhẹ, thấy ruốc hay trà mạn sen thì lòng nặng nhớ nhưng mà vẫn vui tươi, sao cứ thấy rươi thì lại buồn rã rượi?

Tôi nghĩ tại cốm, tại trà, tại ruốc... là những quà phong lưu mà đẹp cao sang, nhưng rươi thì trái hẳn đẹp một cách quê mùa, bình dị, đẹp cái mảnh đất hiền hòa của xứ sở ta.

Trong thấy cốm, ta nhớ đến những giải thóc nếp hoa vàng man mác, có những cô gái vừa hát vừa làm; trông thấy trà mạn sen, thấy ruốc, ta nhớ đến những người mẹ già thương con, những cô em gái thương anh, những người yêu thương người yêu, ngồi giã ruốc, sấy chè gởi cho nhau, nhưng đến món mắn rươi!...

Màu vàng tái của mắm rươi nhắc ta nhớ lại màu đất của đồng ruộng mịn mỡ, làm cho ta yêu mà như đau nhói ở tim, vì hình ảnh của những người làm ruộng chân lấm tay bùn ở dưới mưa dầu nắng lửa. Nhớ anh em khôn xiết, thương đồng bào bao nhiêu. Ăn một miếng mắm ở phương xa, bao nhiêu là kỷ niệm đất nước cũng đi theo luôn vào lòng mình; người khách tha hương thấy đồng bào tuy là cách mặt mà vẫn thương mình, vứa cảm động, vừa thương thân, sao cho khỏi vừa mừng, vừa tủi?

Tôi còn nhớ những người ở tản mác dưới những phương trời xa lạ cả Âu lẫn Á, hồi trước chiến tranh vẫn gửi những lá thư về nhà nói với mẹ, với chị "cho xin một lọ mắm rươi", và tôi thích nghĩ lan man về những nỗi lòng của họ khi hạ bút viết nên câu đó.

Ờ mà, ở Tàu, ở Nhật, ở Pháp, ở Anh, nào thiếu gì đâu những quà ngon của lạ, mà sao người khách tha hương vẫn cứ dăm đám nhớ đến "cái món ấy" của quê nhà?

Thì ra dù quan sơn cách trở, giữa người dân lưu lạc và đất nước bao giờ cũng có những giây hữu ái nối hai thâm tình lại với nhau.

Và khi nghĩ rằng mối dây liên lạc đó không phải là vàng mà cũng chẳng phải lá bạc, không là chủ nghĩa này, lý thuyết nọ mà cũng không phải là giải pháp ấy, phái đảng kia, nhưng chỉ là một con rươi, một chút rươi làm thành mắm, tôi thấy muôn hoa ở trong lòng hé cánh như những bàn tay búp bê vẫy gọi nhau và tôi muốn cúi đầu xuống cảm ơn - cảm ơn bất cứ ai - đã cho người mình có con rươi, biết ăn rươi, và làm được những món rươi ăn thích thú và thơm ngon đến thế!

>>>   Ngô rang, khoai lùi
<<<   Cốm vòng

Ký ức người nếm thức ăn cho Hitler

Năm nay 95 tuổi, từng có thời gian hai năm rưỡi làm công việc nếm đồ ăn cho Hitler, cụ Margot Woelk là người duy nhất còn sống trong số 15 cô gái từng làm công việc này. 

"Mỗi ngày chúng tôi đều sợ đó sẽ là bữa ăn cuối cùng của đời mình" – Cụ Margot Woelk nói.

Trong suốt hơn 50 năm, cụ Margot Woelk đã giữ kín bí mật này, kể cả với chồng của mình – người đã qua đời 23 năm trước. Vai trò người nếm thức ăn cho Adolf Hitler của cụ chỉ được tiết lộ mới đây - vài tháng sau sinh nhật lần thứ 95.

"Ông ta là một người ăn chay” - cụ Woelk kể. Hitle luôn hoang tưởng về việc người Anh sẽ đầu độc mình, đó là lý do có tới 15 cô gái luôn nếm đồ ăn cho ông ta.

"Đồ ăn rất ngoncụ nhớ lại", nhưng với tâm trạng sợ hãi triền miên, mỗi ngày chúng tôi đều sợ đó sẽ là bữa ăn cuối cùng của đời mình".

Woelk cho biết, Hitler là một con người luôn giữ bí mật, trong suốt thời gian làm công việc nếm thức ăn cụ chưa từng trực tiếp nhìn thấy Hitler.

Người nếm thức ăn cho Hitler - cụ Margot Woelk
Cụ Margot Woelk
"Trong nhiều thập niên, tôi đã cố gắng giũ bỏ những ký ức đó. Nhưng chúng luôn hiện hữu và ám ảnh tôi mỗi đêm".

Thịt dê xào sả ớt

Thịt dê có thể chế biến thành hàng chục món khác nhau. Nhiều quán chuyên về Dê vẫn treo biển dê 35 món. Một trong những món ngon nhất với thịt dê là xào sả ớt. Món này không khó làm, nhưng nếu không nắm được chút bí quyết thì cũng khó có thể thành công được.

Số là phần đa món xào, khi xào đều phải cho chút nước để gia vị tan đều, và khi ra còn một chút nước ở đáy đĩa. Nước này bao giờ cũng đậm hơn cái một chút; nghĩa là ai khi ăn thấy món xào hơi nhạt thì có thể nhúng vào để ăn cùng. Và khi lên đĩa thì món xào có hơi nước bốc lên nhiều trông sẽ hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên với món Dê xào sả ớt nói riêng, các món xào sả ớt nói chung thì nếu không cẩn thận, nước sẽ làm sả dai, mất độ giòn, món ăn không đạt yêu cầu.

Nguyên liệu:

 - Thịt dê: 300 g, thái mỏng, to bản
- Ớt chuông xanh: 1/2 quả, bỏ hột, thái miếng vừa ăn
- Ớt sừng đỏ: ½ quả, bỏ hạt, thải mỏng
- Hành tây: nửa củ nhỏ, bổ múi cam
- Sả: 3 củ; một đập dập + băm nhỏ, 2 củ thái mỏng
- Sa tế: nửa thìa cà phê
- Gia vị: ½ thìa canh bột ngọt, 1 thìa cà phê hạt nêm, nửa thìa cà phê đường, tiêu.
- Dầu ăn
- Dầu điều

Món ăn ngon: thịt dê xào sả ớt

Cách làm:

-  Ướp thịt dê với 1/2 lượng sả băm, chút bột ngọt, nước tương trong khoảng nửa giờ.

- Đun nóng dầu ăn, cho sả thái mỏng vào chiên giòn, vớt ra để ráo dầu.

- Làm nóng dầu ăn, cho nốt chỗ sả bằm còn lại vào đảo cho thơm, cho thịt dê đã ướp vào, bật lửa lớn, đảo nhanh tay, sau đó cho ớt xanh, ớt đỏ, hành tây vào đảo đều, nêm thêm chút hạt nêm và nước tương, bột ngọt, chút xíu nước cho tan và ngấm đều gia vị. Khi nước vừa cạn thì cho sả chiên giòn vào, đảo thêm mấy cái là được. Cho ra đĩa, rắc tiêu, ngò lên trên, chấm cùng nước tương.

Bạn nào cầu kì thích màu đẹp hơn thì trong quá trình xào có thể xịt chút màu điều cho đẹp. Các bạn cũng có thể thêm bớt các phụ liệu tùy theo ý thích nhé, nhưng đã gọi là xào sả ớt thì nhất định phải có sả, có ớt, và đương nhiên là có thịt dê rồi... hic!

Chúc các bạn ngon miệng.


Click để xem thêm các món ăn ngon từ thịt dê: Dê nướng chao

Những chuyện nên biết khi ăn cá

Cá nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu hàng ngày của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng và chế biến cá đúng cách, phát huy hết những lợi ích sức khỏe nhưng hạn chế các rủi ro từ việc ăn chúng.

Cá tươi không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe hơn so với cá đông lạnh
Trừ khi bạn biết chắc chắn cá tươi có chất lượng cao, hãy dùng cá đông lạnh. Rất nhiều loại cá được ướp lạnh chớp nhoáng trên tàu ngay sau khi đánh bắt. Sau khi rã đông, cá vẫn trong tình trạng khá tốt. Ngược lại, cá "tươi" chưa từng qua đông lạnh có thể đã phải mất vài ngày trong kho giữ bốc mùi trên thuyền cho tới khi bạn mua nó. Thực tế, một số loại cá "tươi" có thể đã qua đông lạnh và sau đó được rã đông khi được bày bán tại siêu thị.

Những lợi ích do việc ăn cá mang lại lớn hơn so với các rủi ro:
 
Nhiều loại thực phẩm, từ rau, củ, quả tới các sản phẩm bơ sữa và thịt, có thể bị nhiễm độc hóa chất và những thứ không lành mạnh khác. Cá cũng vậy, vì chúng có thể nhiễm độc thủy ngân và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy PCB. Tuy nhiên, các chuyên gia tuyên bố rằng những lợi ích từ việc ăn cá dường như vượt xa các nguy cơ.

Những lưu ý khi chế biến món ăn ngon với cá 

Người ăn cá thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh tim, đột quỵ và trầm cảm thấp hơn: 
Khoa học đã chứng minh, ăn cá thường xuyên mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Nó sẽ giúp hạ huyết áp, giảm nhịp tim bất thường và giảm 36% nguy cơ mắc bệnh tim chết người. Ăn cá thường xuyên dường như cũng giúp chúng ta giảm nguy cơ bị đột quỵ và mắc một số chứng ung thư, đồng thời giúp cải thiện tâm trạng và một vài tình trạng bệnh như viêm khớp mãn tính.

Hầu hết các lợi ích sức khỏe do việc ăn cá mang lại là từ axit béo Omega-3: 
Như ta đã biết, axit béo Omega-3 giúp các tế bào của người hoạt động. Vì cơ thể của chúng ta không đủ loại axit thiết yếu này nên chúng ta phải hấp thu chúng từ thực phẩm. Các loại cá rất giàu axit béo Omega-3, đặc biệt là cá hồi, cá trích, các thu và cá mòi.

Lượng cá nên ăn mỗi tuần: Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo mọi người nên ăn 2 bữa cá mỗi tuần, đặc biệt là những loại cá có chứa hàm lượng axit béo Omega-3 cao. Mỗi bữa nên gồm khoảng 1 lạng cá.

Cá sống như trong món sushi và gỏi cá luôn chứa vi khuẩn và ký sinh trùng: 
Đây là tin xấu đối với những người thích ăn gỏi cá hoặc sushi. Dù các đầu bếp của nhà hàng đẳng cấp nhất có tài giỏi cỡ nào, ăn các hải sản sống do họ chế biến luôn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với ăn hải sản đã qua nấu nướng. Theo lý giải của các chuyên gia, cá dùng trong món sushi đã được đông lạnh chớp nhoáng ngay sau khi đánh bắt và chỉ phù hợp để ăn sống khi đã được tiêu diệt hết ký sinh trùng. Tuy nhiên, cách duy nhất để tránh vi khuẩn và ký sinh trùng hiện nay là nấu chín món cá của bạn.

Ăn cá có thể giúp cải thiện trí nhớ khi về già
Cá thực sự là thực phẩm tốt cho não bộ. Nhiều nghiên cứu phát hiện, ăn cá nướng bỏ lò hoặc cá luộc 1 lần/tuần trong thời gian dài dường như giúp duy trì khả năng ghi nhớ ngắn hạn của con người. Ăn cá cũng dường như giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và suy giảm trí não ở người cao tuổi.

Cá ngoài tự nhiên không nhất thiết giàu Omega-3 hơn cá nuôi thả trong lồng:
 
Hàm lượng axit béo Omega-3 phụ thuộc vào từng loại cá. Một số loại cá nha cá hồi, cá trích, cá thu và cá mòi rất giàu Omega-3 dù chúng được nuôi nhốt hay sinh trưởng trong tự nhiên. Tuy nhiên, một số loại cá nuôi nhốt trong lồng, đặc biệt là cá rô phi, được cho ăn thực phẩm có chứa bột ngô. Do đó, chúng có xu hướng sản sinh ra hàm lượng axit béo Omega-3 thấp hơn so với trong tự nhiên.

Cá luôn có mùi tanh đặc trưng?
 
Hải sản tươi luôn có mùi dịu nhẹ hoặc không có mùi tanh. Vì vậy, nếu những con cá của bạn bốc mùi chua hoặc quá tanh, nó chắc chắn đã không còn tươi ngon nhất. Nếu những con cá bốc mùi khó chịu khắp gian bếp bất kỳ khi nào bạn mở cửa tủ lạnh, hãy vứt chúng đi.

Hấp thu Omega-3 từ việc ăn cá tốt hơn từ các viên dầu cá uống bổ sung:
 
Hãy ăn cá chứ đừng lạm dụng thuốc. Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra lời khuyên mọi người nên ăn cám, thay vì uống thuốc hoặc dùng thực phẩm bổ sung. Các sản phẩm chiết xuất axit béo Omega-3 có thể không mang đầy đủ những lợi ích như axit béo Omega-3 có tự nhiên trong cá. Một số nghiên cứu gần đây đối với những người có nguy cơ bệnh tim cao phát hiện, thực phẩm và dược phẩm bổ sung Omega-3 thực tế không hiệu quả. Những người có bệnh tim nên trao đổi với bác sĩ điều trị để xem liệu việc dùng thuốc bổ sung Omega-3 có phải là giải pháp tốt hay không.

Nấu cá đúng cách sẽ giúp tiêu diệt giun sán và các ký sinh trùng:
 
Cá có thể mang theo một số ký sinh trùng nguy hiểm. Một trong số đó là sán dây. Loại ký sinh trùng này có thể cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1 - 2 mét và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu ở vật chủ.

Phụ nữ mang thai không nên kiêng ăn cá: 
Các chuyên gia thậm chí khuyến cáo, phụ nữ có bầu nên ăn tới 0,34kg hải sản mỗi tuần. Cá có chứa những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của một đứa trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai ăn cá thường xuyên sẽ sinh con có kết quả kiểm tra IQ và học tập cao hơn. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh những loại cá có chứa thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá kình và cá thu ù. Thay vào đó, hãy chọn các loại có chứa thủy ngân thấp hơn như tôm, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi và cá da trơn. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú có thể ăn cá ngừ trắng (cá ngừ vây dài), nhưng chỉ 1,5 lang/tuần.

Cá rán không tốt: 
Cá tốt nhất cho sức khỏe khi được nướng bỏ lò hoặc luộc. Đáng tiếc là, các lợi ích sức khỏe của cá có thể biến mất khi nó được rán kỹ. Ăn nhiều thực phẩm rán đối mặt với nguy cơ tăng cao bị bệnh tim và đột quỵ. Theo một nghiên cứu đối với phụ nữ lớn tuổi, một bữa cá rán mỗi tuần có liên quan đến nguy cơ suy tim tăng thêm 48%.

Tuấn Anh(Theo WebMD)

3 món chè thanh mát cho ngày hè

Những cái nắng mùa hè lam ai cũng có cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, thỉnh thoảng chị em hãy nấu những món chè ngon và mát cho cả nhà thưởng thức nhé.

Chè hoa quả

Với món chè hoa quả tươi ngon này chắc chắn ngày cuối tuần của gia đình bạn sẽ thêm thú vị.

Nguyên liệu:

- Thanh long: 1 quả (300 gr)
- Táo: 1 quả (100 gr)
- Lê: 1 quả (250 gr)
- Xoài: 200  gr
- Sữa tươi: 600 ml
- Đường: 100 gr
Cách làm:

- Có thể dùng các loại quả bất kì, nhưng vì nhà mình mọi người thường thích những quả có vị ngọt đậm nên với những quả có vị ngọt ít như những quả ở trên mình thường đem nấu chè.

- Các loại quả đem gọt bỏ vỏ, thái miếng nhỏ.

- Ngâm ngay những miếng hoa quả vào bát nước muối cho khỏi thâm.
- Dùng muôi thủng vớt những miếng hoa quả ra khỏi bát nước muối, lắc nhẹ cho ráo nước.

- Đem ướp với đường trong khoảng 1 tiếng cho đường ngấm đều vào những miếng hoa quả.

- Cho sữa vào nồi, nếu muốn ăn ngọt hơn nữa thì cho thêm một chút đường. Bắc nồi lên bếp vừa đun vừa quấy cho đường tan hoàn toàn. Khi sữa sôi bùng lên thì tắt bếp ngay kẻo trào và sữa bị tách nước sẽ tạo thành váng trông không ngon.

Xúc hoa quả vào các cốc (bát), sau đó múc sữa rưới lên trên thế là chúng ta đã có cốc chè hoa quả tươi rất ngon rồi.

Chè ngô ngọt thạch đen

Nguyên liệu:

- 1 bắp ngô ngọt (nấu được khoảng 4 bát chè nhỏ)
- 1 bát con bột sắn dây
- Đường theo khẩu vị
- Thạch đen sương sáo (nấu theo hướng dẫn trên mỗi gói)
- Tinh dầu chuối hoặc vani.

Cách làm:

Ngô ngọt bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng.

Cho ngô và lượng nước vừa đủ vào nồi, đun chín, nếu có bọt thì hớt bọt để nước được trong.

Khi ngô chín, nêm đường vừa ăn. Hòa tan sắn dây với một chút nước rồi đổ vào nồi, khuấy đều để bột sắn chín và không bị vón cục. Tắt bếp, thêm dầu chuối.

ngăn mát tủ lạnh hoặc ăn kèm đá, khi ăn thêm thạch vào.
Món chè ngô ngọt thạch đen thật đơn giản và dễ làm mà lại vô cùng hấp dẫn.

Chè nha đam đậu xanh

Món chè nha đam đậu xanh chẳng những ngon mát mà còn mang lại làn da đẹp cho chị em nữa nhé!

Nguyên liệu: (cho 4 bát chè)

- 1 lá nha đam, khoảng 500 gr
- 200 gr đậu xanh
- 1 bát con bột sắn dây
- Đường (tùy khẩu vị)
- ½ quả chanh
- 500 ml nước
- Dầu chuối
Cách làm:

Nha đam bỏ phần vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng bên trong, xắt hạt lựu.

Ngâm nha đam vào 1 bát nước có vắt ½ quả chanh và 1 thìa đường trong 30 phút.

Sau đó bóp cho hết nhớt và rửa lại với nước sạch.

Đỗ xanh ngâm đã xát vỏ ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ, vo sạch lại với nước.

Đổ nước và đậu xanh vào nồi, đun sôi hớt bọt. Đun đến khi đậu xanh chín nhừ thì thêm đường vừa khẩu vị.

Bột sắn hòa tan với 1 chút nước, cho vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa ngoáy đều cho bột sắn tan đều, không bị vón cục. Thêm nha đam vào nồi, đợi sôi lại thì tắt bếp.

Múc chè nha đam đậu xanh ra từng bát, để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ăn kèm đá nhé!

Khi ăn, chị em có thể thêm chút tinh dầu chuối vào bát chè cho thơm.

Theo Eva

3 món chè thanh mát cho ngày hè

Những cái nắng mùa hè lam ai cũng có cảm giác mệt mỏi và khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, thỉnh thoảng chị em hãy nấu những món chè ngon và mát cho cả nhà thưởng thức nhé.Chè hoa quảVới món chè hoa quả tươi ngon này chắc chắn ngày cuối tuần của gia đình bạn sẽ thêm thú vị.Nguyên liệu:- Thanh long: 1 quả (300 gr)- Táo: 1 quả (100 gr)- Lê: 1 quả (250 gr)- Xoài: 200  gr- Sữa tươi: 600 ml-

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Dê nướng chao

Chao là một món ăn được sử dụng nhiều ở trong Nam, nhưng rất ít thấy ở miền Bắc. Mặc dù ở miền Bắc ăn rất nhiều đậu, và có những vùng làm đậu trứ danh như: đậu Mọc, đậu Mơ. Đậu Mọc thường có một lớp vỏ ngoài màu vàng nghệ, dùng để ăn bún đậu mắm tôm, hoặc đơn giản là cứ bẻ ra chấm mắm tôm đã thấy ngon. Còn đậu Mơ thì không đặc như ở các nơi khác, mềm và có hương vị rất đặc trưng.

Bí Ngô  có ông anh nguyên gốc là người làng Mơ Táo, nhà vẫn còn làm đậu, chuyên nấu canh đậu bằng nước đậu. Nghĩa là một món ăn toàn đậu, nấu bằng nước đậu, thả đậu vào, ăn ngon. 

Cái làng Mơ Táo ấy giờ ít thấy người nhắc, người ta chỉ còn nhắc tới chợ Mơ, bây giờ là Trung tâm Thương mại chợ Mơ nằm trên trục đường Trương Định – Bạch Mai, Hà Nội, 2 tầng, to vật. Bí Ngô đi làm qua đó hàng ngày, nhưng chưa vào bao giờ nên không biết người ta có bán đậu trong ấy không, nhất là đậu Mơ ấy.

Dông dài mãi! Thôi thì túm lại Chao là đậu ngâm trong nước muối đặc cho tới khi nổi lên, ăn có mùi hơi khó chịu, nhưng ai ăn quen thì lại bảo thơm (giống như sầu riêng vậy).Chao có thể ăn với cơm hoặc làm đồ chấm, hoặc là phụ liệu cho rất nhiều món ăn ngon. Bí Ngô có thể kể ra đây: rau  muống xào chao, vịt xiêm nấu chao, dê nướng chao…

Bắt đầu từ dê nướng chao nhé.

Nguyên liệ:
- Thịt dê có da : 500 gr
- Chao: 2 cục
- Đường: nửa thìa canh
- Bột ngọt: ½ thìa cà phê
- Ớt satế : 1 thìa cà phê
- Tỏi xay : 1 thìa cà phê
- Dầu điều: 1 thìa cà phê

Ai muốn ăn thêm đậu bắp thì mua về, thái mỏng, nướng, ăn cùng.

Món ăn ngon: thịt dê nướng chao

Cách làm:
Lấy chao ra bát nhỏ, bóp nhuyễn, cho đường, bột ngọt, tỏi, sa tế, dầu điều vào trộn đều. Đem ướp lên thịt dê, để một lúc cho ngấm gia vị.

Đem thịt dê kẹp vào vỉ, nướng trên than hoa. Vì thịt đã thái mỏng nên rất nhanh chín, khoảng 7 – 10 phút là ok.

Cả dê và đậu bắp nướng chấm cùng với chao nhé. 

Còn chao để chấm thì pha như chao để ướp nướng thôi, nhưng các bạn đổ thêm khoảng một thìa canh nước chao ra khuấy cùng để chao loãng, dễ chấm, và gia vị tan đều.

Xong rồi, chúc các bạn ngon miệng nhé.

Click để xem thêm các món ăn ngon từ thịt dê: Thịt dê xào sả ớt

Cắt tỉa rau, củ, quả - Thế giới động vật

Nghệ thuật cắt tỉa rau - củ - quả đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và sự cẩn trọng trong từng thao tác. Nó cũng đòi hỏi rất nhiều đam mê. Khi bạn đang làm việc với một con dao rất sắc, công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ. Chỉ một sơ sảy nhỏ là bạn sẽ phải làm lại từ đâu, hoặc cứ phải ngừng công việc do cắt vào tay.

Cắt tỉa không quá khó, một chút năng khiếu, thêm nhiều đam mê, chịu khó thực hành bạn sẽ thành công. Cắt tỉa các khối lớn trên bí đao, bí đỏ, đỏi hỏi sự chuyên nghiêp. Nhưng với những mẫu dưới đây các bạn có thể thấy óc sáng tạo là chính, còn kĩ thuật chỉ là thoảng qua.

>> Điêu khắc trên củ quả 
>> Cắt tỉa rau củ quả: Kết hợp các hình khối lớn
>> Nghệ thuật cắt tỉa rau củ quả: Bình, lẵng, hộp bí ngô

Món ăn ngon với chuối

Món ăn ngon với cam

Món ăn ngon với cải bắp

Món ăn ngon với dứa

Cắt tỉa khoai lang, món ăn ngon từ khoai lang

Cắt tỉa đu đủ, món ăn ngon từ đu đủ

Cắt tỉa cà tím, món ăn ngon với cà tím

Món ăn ngon được chế biến từ ớt anh Đà Lạt

Cá vàng được cắt tỉa từ cải thìa

Món ăn ngon được làm từ bí ngô

Món ăn ngon từ hoa atiso

Cười nhăn nhở với cam yahoo