Thế thì con đỗ vũ là con quái gì mà lại ru người sắp ngủ vào những giấc mộng vàng son như thế?
Gớm ghê cho các bố già, bất cứ vật gì cũng có thể tạo thành sự tích. Con đỗ vũ, còn có tên là đỗ quyên, là tử quy, chỉ là con chim cuốc đen trùi trũi, miệng lớn, đuôi dài, lưng màu tro, bụng màu trắng, cứ hết xuân, sang hạ thì kêy ra rả, nhưng kêu dữ nhất vào tháng sáu bởi vì thiên hạ đồn rằng nó kêu hết mùa hạ thì thổ máu ra mà chết.
Tôi chưa thấy ai quả quyết đã trông thấy con cuốc kêu ra máu, nhưng không biết bao nhiêu văn sĩ, thi nhận dựa vào truyền thuyết đó đã viết nên những lời thống thiết và nhất định nó kêu ra máu vì thương nước.
Là vì, theo sự tích, con cuốc kiếp trước là vua nước Thục, tục gọi là Đỗ Vũ. Ông vua đốn mạt này thông dâm với vợ bề tôi Biết Linh, nên trao ngôi báu cho anh chàng này. Về sau, Biết Linh làm ngặt, không phát lương thực cho Đỗ Vũ. Buồn bã, Đỗ Vũ bỏ xứ mà đi.
Sau, thác đi, hoá thành chim đỗ vũ. Người ta bảo rằng Đỗ Vũ tiếc nước nên ngày đêm mới kêu lên những tiếng thảm thiết bi thương như vậy.
Lại có người bảo rằng chim cuốc là hoá thân của vua Chàm. Ngày xưa, nước Chàm nằm ở phía Nam xứ Giao Chỉ. Dưới thời vua La Hoa, Chàm đem quân đánh Giao Chỉ. Thấy thế của mình yếu mà đối phương thì mạnh một gián quan Chàm tên là Quốc hết lời can vua nhưng vua Chàm không nghe. Biết rằng cuộc viễn chinh này thế nào cũng đem lại thất bại cho xứ Chàm viên gián quan Quốc xin đi theo phò vua để được chết theo vua, hầu tỏ được tấm lòng trung quân báo quốc.
Cuộc chiến giữa hai nước Chiêm Thành và Giao Chỉ diễn ra ở Đèo Ngang. La Hoa chết vì trúng một mũi tên. Viên gián quan Quốc xông ra trận, định cướp lấy xác nhà vua, nhưng cũng bị chết luôn. Hồn của Quốc không tiêu tan được, hoá ra làm con chim cuốc. Ngày đêm, chim ấy kêu lên những tiếng bi thương của một vị trung thần khóc quốc vương tử trận: “Cuốc, cuốc! La Hoa?” Cuốc, cuốc đây, còn La Hoa bây giờ ở đâu?
Ấy chỉ có thế thôi, nhưng con cuốc đã thành ra một đề tài bất tận trong văn học sử.
Nhớ thương đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Bà huyện Thanh Quan đi qua đèo Ngang lúc chiều tà đã cm hái nên những vần thơ bất hủ. Sau đó, cụ Trần Danh án, một di thần nhà Lê, cụ Nguyễn Công Trứ, cụ Tam nguyên Yên Đổ, cụ Nguyễn Thượng Hiền, cụ Huỳnh Thúc Kháng… mỗi khi nhớ thương đất nước đều nhắc đến con chim cuốc; nhưng đặc biệt nhất, theo tôi, là bài “Tàm phụ ngâm” của Tạ Phưng Đắc, tả người con gái nhà nghèo hái dâu nuôi tằm, nhờ tiếng cuốc kêu khắc khoi mà không ngủ, thức thâu đêm suốt sáng để chăm lo việc tằm tang. Trong khi ấy, có người con gái đẹp trên lầu cao cũng thức thâu đêm suốt sáng nhưng là để đàn địch múa hát với người yêu.
Tử quy để triệt tứ canh thì,
Khởi thị tàm trù phạ diệp hy.
Bất tín lâu đầu dương liễu nguyệt,
Ngọc nhân ca vũ vị tằng quy.
Canh tư tiếng cuốc kêu vang
Dậy xem tằm nở lòng càng lo âu;
Tằm nhiều sợ thiếu lá dâu,
Thoáng nghe địch ngọc rộn lầu bên kia
Hàng dương xế bóng trăng khuya,
Say mê múa hát này chưa chịu về.
Tôi không biết những người khác nghe tiếng cuốc thì cảm nghĩ thế nào; riêng tôi, lại thấy tiếng con chim nước trầm trầm, buồn buồn nghe mới đầu khó chịu nhưng quen tai rồi thì lại hay hay, mà đến khi nghe đều đều thì như thể là tiếng ru mình ngủ vậy.
Thường thường, trong những lúc chập chờn sắp ngủ như thế, tôi hay mơ thấy hiện ra những cung vàng điện ngọc của một thời xa xừa lắm lắm rồi, có những người con gái nghèo nghe tiếng cuốc kêu mà buồn cái cảnh hưng vong suy thịnh của kiép người sung sướng, trâm cài ngọc giắt, ngồi trên lầu cao múa hát sáng đêm đến nỗi mê quá không còn muốn ra về nữa…
Sung sướng như thế thì cuốc kêu ra máu có làm gì. Kêu ra rả thì cuốc chết, có ai thưng, mà cuộc đời thì cứ thản nhiên trôi đi như một dòng sông chảy đều đều, hết trong lại đục, hết vui lại buồn. Sống rấtkhó mà chết thì tương đối dễ hơn nhưng ít có ai muốn chết.
Có đêm đi lang thang trên vỉa hè thành phố Sài Gòn, nhìn lên cao thấy những cái lầu khuya sáng chói đèn màu, tôi có lúc đã tự hỏi không biết con cuốc ở miền Nam có giống con cuốc ở miền Bắc hay không, mà nếu nó kêu thì hay kêu vào thángmấy, kêu “cuốc cuốc” hay kêu ồm ồm như chim “thắng bè” chim “già sói”, kêu thanh thanh như “nhạn sen”, “óc cao” hay kêu ríu rít, líu lo như chim “chàng nghịch”, chim “võ vẽ”?
Nổi tiếng về người đẹp, về trái cây, miền Nam nước Việt còn nổi tiếng về chim cá Hậu Giang lạ không biết thế nào mà nào mà nói, nhiều không biết thế nào mà kể, nhưng tôi cầu xin cho ở đây không nên có giống chim cuốc gì, bởi vì tiếng nó kêu thảm quá, nhỡ lọt vào tai của những người tiền rừng bạc bể, phong nhã hào hoa, có thể làm cho u ám phần nào sự vui sướng thần tiên, cao quý. Bắc Việt, so với Nam Việt, là một xứ nghèo, nghe những tiếng kêu thảm thiết nó quen đi, không có làm sao hết...
Nhưng hỡi ai ở đất lạ đã có lần đặt chân đến Bắc Việt, có thể cho tôi biết tại sao Bắc Việt nghèo như thế, buồn như thế và chịu đựng đau khổ nhiều như thế, mà người xa tử vẫn thương vẫn nhớ, vẫn yêu, vẫn quí?
Cái thương cái nhớ, cái yêu, cái quý đó, người Bắc Việt nào, "cũ" cũng như "mới", giàu cũng như nghèo, sang cũng như hèn, đều cảm thấy và đều rầu rĩ, nhưng ít có nói ra. Vì thế những cảm nghĩ ấy ngày một ngày hai nó lẩn cả vào trong tiềm thức để rồi có những đêm xanh như tóc những cô gái tuyết trinh, người xa nhà mộng thấy mình phiêu diêu đi về những đường cũ lối xưa trò chuyện với những người thương yêu đã mấy thế kỷ nay vắng mặt.
Những đêm mộng về Hà Nội như thế, thức giấc nửa đêm muốn ngủ lại không tài nào ngủ được. ở trên cái gác nhỏ, nhìn xuống con đường giới nghiêm, thỉnh thỏang có một chiếc xe quân cảnh bay vun vút như hỏa tiễn, người xa quê cm thấy như có cái gì bốc cháy ở trong người. Y nhìn bốn phưngười trời và tự bảo: "Nếu bây giờ trời mưa cho một trận thật to, may ra mình ngủ được".
Nhưng cái mưa ở miền Nam, lạ lắm. Chính vào lúc mình cầu mưa như thế thì chọc thủng trời ra cũng chẳng mưa; nhưng lại cũng vào lúc mình không ngờ và không mong nhất thì mưa, nhiều khi không kèn không trống, trút xuống ầm ầm làm cho người đi đường không kịp tìm chỗ ẩn, khiến người ở trong nhà thấy người đi đường ướt lướt thướt, quần áo dán cả vào mình, cảm thấy ái ngại và tội nghiệp.
Ấy, cũng vào tháng sáu này đây ở Hà Nội cũng hay có mưa rào, nhưng mưa rào ở Bắc đâu có thế: trước hết, mưa Bắc thường thường không lớn bằng mưa ở trong Nam, nhưng mưa Bắc lai rai hơn có khi mưa suốt ngày suốt đêm không nghỉ, khác hẳn cái mưa rào trong Nam thoắt một cái mưa, đánh đùng một cái tạnh, rồi nắng liền. Y như thể một anh "thọc lét không cười" liến khỉ mà mặt thì cứ phượt ra không nhếch mép… Lắm lúc thấy cái mưa như thế, tức giận không để đâu cho hết, nhưng có lúc thấy mưa cũng thương nhưng thật yêu mưa, phải nói rằng quả là tôi yêu những trận mưa rào đất Bắc nó có đầu có đuôi, có xuôi có ngược, nhất là không bao giờ vừa mưa xong lại nắng liền, mà bao giờ cũng có một thời kỳ quá độ, tạnh mưa thì mát mẻ hắt hiu, thơ mộng…
Vợ chồng ăn ở với nhau, như thể là bàn tay mở rộng, còn có gì mà giấu được nhau? Bữa cơm hôm ấy, vợ làm thêm một món nữa để chồng nhắm với rượu ngâm bát vị hạ thổ bách nhật và chính vợ rót ra mời chồng uống rồi tự mình cũng cầm lấy cái ly uống một chút cho lưu thông huyết mạch. Trời mấy hôm nay oi quá, mưa được một trận thế này, cho của cũng không bằng. Chồng lại mời vợ uống thêm chút nữa và thấy mắt vợ tự nhiên sáng hơn mọi ngày mà đôi má hình như hồng hơn và mịn hơn Không khí mát mẻ thế này, đóng cửa ở trong nhà uổng quá.
Đi ra ngoài ngoại ô cho thoáng đãng thêm, anh nghe thấy rõ ràng không khí thơm nức mùi hoa chanh như ở trong giấc mộng: đường sá sạch như lau; lá cây ngọn cỏ xanh ngăn ngắt vì vừa được trời tắm rửa, không còn trắng bụi như ban trưa nữa. Bước trên những con đường xào xạo đá dăm cát trắng, mà nhìn vào những căn nhà nhỏ bắt đầu lên đèn ở giữa những mảnh vườn mát mẻ, có bóng đàn bà ẩn hiện, tự nhiên anh cảm thấy đời thơm tho ý vị mà tim anh, quái lạ, sao lại rung rinh lên nhè nhẹ như đôi cánh bướm!
Chẳng hiểu có phải vì thế mà mình mát mẻ dễ chịu thực hay là tại mùi hoa lá, sau trận mưa, hòa vào không khí làm cho ta say như nhấp phi men tình? Anh nhớ… hình như đã có một thời kỳ, anh cũng say như thế. à, phải rồi, đó là lúc hai vợ chồng mới gặp nhau, mới yêu nhau, cùng nhau ngồi trên một bãi cỏ ven hôg Bảy Mẫu thả chân xuống nước và cùng ngây ngất vì hương gió ngát mùi sen thơm dội về ban đêm.
Đêm hôm ấy, người vợ nằm rải suối tóc xanh ở trên giường nệm trắng, cảm thấy cái hương gió ngày xưa ở đâu lại trở về vuốt ve da thịt mình.
Anh ơi, mở cửa sổ ra cho trăng chiếu vào thật nhiều vào giường của đôi đứa chúng mình và anh để tay thế này, anh nhé, vì em thích nghe tiếng đồng hồ đeo tay của anh kêu tí tách bên tai như những trái tim bé nhỏ. Và người chồng tợ nhiên lại thấy từ trong tóc da của người bạn chiếu chăn cái mùi sen ngát của một buổi xa xưa trên bãi cỏ ven hồ Bảy Mẫu…
Ngủ đi em. Anh ru em ngủ đi em. ở đàng Nam, có những đám mây vần vụ thế kia và thỉnh thỏang lại lóe lên những lằn chớp sáng, có lẽ còn mưa, em ạ.
Đương nắng hạn, gặp mưa rào, đã đành là thú thật, nhưng thấy mưa nhiều cũng sợ vì thámg này là tháng ở Bắc có nhiều dông bão, mà nước lại thường dâng to. Đây là mùa người ở tỉnh kêu trời kêu đất vì không mưa, nhưng người nông dân, sống với thiên nhiên hàng ngày xem phong vũ biểu qua những phản ứng động trời của cây cỏ cùng loài vật.
Kiến cánh vỡ tổ bay ra
Bão táp mưa sa gần tới.
Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
Đóng thấp thời bão, đóng cao thời lụt.
và họ lo từng chút một – có khi được mùa này mà lo cho mùa khác:
Được mùa cau, đau mùa nhãn.
Kể ra được mùa nhãn thì ai cũng lo là phải. Mặc dầu nông dân ta chưa đúc kết kinh nghiệm về mây mưa, sấm chớp nóng rét, lụt bão thành một bản thống kê có lý giải khoa học, nhưng ai cũng có thể nghiệm thấy rằng những năm được mùa nhãn, những năm ấy là năm nước lớn và bão lụt nhiều. Ai cũng biết như thế, nhưng cầm lấy quả nhãn để ăn, có mấy ai nhớ vậy đâu, chỉ biết ăn nhãn thì sướng không gì bằng, ăn bao nhiêu đi nữa cũng không biết chán.
Ở miền Nam, độ mươi năm trở lại đây, người ta đã có nhãn bán đầy đường, bán từng ký, bán từng mớ và cũng bán từng trăm bó lại, trông đẹp mắt vô cùng nhưng riêng tôi ít khi dùng vì ngay lúc mới bắt đầu có nhãn ở đây, tôi thấy nhãn ở đây "trơ" quá. Cố ăn để thưởng thức hương vị của thời trân, càng nhớ quả nhãn Bắc Việt, cũng là quả nhãn mà sao khác một trời một vực!
Cô Ba thử tưởng tượng những quả nhãn to gần bằng trái chôm chôm bó lại, chung quanh có lá xanh ôm lấy quả vàng ong óng như những vòng tay ôm ấp người thương, chỉ nhìn thế thôi cũng đã sướng mắt rồi phải không? Chưa thấm, cô Ba à: lột vỏ ra, đưa lên miệng còn sướng hơn. Cái cùi nhãn trắng như ngà, mà dày, mà thơm mà lại ngọt như đường phèn, làm cho ta thoạt đầu chỉ muốn giữ nguyên ở lưỡi, vì sợ nuốt vội thì phí quá.
Nhưng nhãn ấy thì ăn thua gì so với nhãn lồng, nhãn tiến, không to sồ sộ như thế mà ăn vào còn mê ly gấp ngàn lần! Cái giống nhãn này lớn chừng nào thì cùi dày chừng ấy, lột vỏ ra không có nước dính tay, nhưng ăn vào thì nước nhiều, hưng thm ngào ngạt, nhằn mãi mới thấy cái hột có khi chỉ to bằng đầu ngón tay của đứa trẻ con mới đẻ.
Bây giờ, gặp ai ăn nhãn, tôi cảm thấy như vậy vẫn còn thấy rõ ràng những ngày tháng sáu ngày xưa, cứ mỗi khi nhãn sắp chín thì ông Hương Tam lại lên mời mẹ tôi mua một vài cân. Nhãn mà ăn nhãn Hưng Yên hay nhãn Cót thì quả là… trời sầu đất thơm, quỉ khốc, thần kinh! Anh có thể ngồi trên bãi cỏ, bảo trẻ trảy nhãn cho anh ăn kỳ thích thì thôi, nhưng biết thế nào là thích? Vì thế, hàng năm những gia đình đủ ăn ở Hà Nội thường đặt mua năm mười cân nhãn "gia dụng" để ăn dần cho đến hết mùa.
Nhiều người bảo rằng giống nhãn ăn vào nóng lắm. Tôi chưa có dịp nghiên cứu xem lời ấy có đúng không, nhưng có một vài lần tôi đã say nhãn, từa tựa như say rượu nếp cẩm, uống vào ngọt lừ lừ nhưng say lúc nào không biết, say nhè nhẹ, say êm đềm, mà có thể say lơ mơ như thế hai ba ngày. Có người bảo ăn long nhãn cũng có thể say như thế. Long nhãn phần nhiều làm bằng nhãn Lạng Sơn. Đây là đất sản xuất một phần lớn tổng số tiêu thụ trên toàn quốc. Vừa ăn, và ngắm nghía miếng long nhãn, người ta thấy cùi nhãn này dày ở phần trên, mà mỏng ở phía dưới, chớ không dày toàn diện như những quả nhãn lồng, nhãn điếc mà ta ăn hàng ngày hay bóc ra lồng một hạt sen vào bên trong nấu chè để thưởng thức vào những buổi chiều oi bức.
Tôi yêu đất nước tôi vì mỗi vùng có những con cá lá rau, những hoa thm trái ngọt nổi tiếng, và tôi yêu người nước tôi đã khéo biết đem các thức ăn ngon lành nổi tiếng đó làm thành tục ngữ ca dao, muôn đời nghìn kiếp không sao quên được: cam Xã Đoài, xoài Bình Định, bưởi Đoan Hùng, mít Gio Linh, nhót Thanh Chương, tương Nam Đàn, nhãn Hưng Yên, giò Văn Điển, vịt Bầu Bến, gà trống thiến Lạng Sơn… Dưa La, cà Láng, nem Báng, tưng Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét…
Cũng vào mùa này đây, ăn mận ai mà không nhớ mận Thất Khê vừa giòn vừa thơm, ăn ngọt ơi là ngọt, na thì na Láng là ngon nhưng na Phủ Lý cũng là na có tiếng; song lẽ đến bây giờ tôi vẫn chưa biết tại sao dứa ở Bắc Việt ngon lạ ngon lùng như thế mà không thấy có câu tục ngữ nào nói tới? Tôi đồ chừng là tại dứa ở vùng nào cũng có mà ở vùng nào cũng ngon lành như nhau nên thành ra không có gì cần phải ghi nhớ nữa.
Phải không cần ghi, nhưng nhớ thì vẫn nhớ. Cũng như nhãn, dứa ở ngoài ấy cũng khác dứa trong này: trái nó phần nhiều không lớn như trái thơm nhưng đến cái dứa thì mật thì tuyệt, nhất định thơm ở trong này không bằng. Vợ ngồi bổ dứa cắt từng khoanh, xếp vào trong đĩa tây trắng bong ra, rắc đường tây, bỏ nước đá vào, đợi ăn cơm xong, thì lấy ra tráng miệng: này, anh thử cầm lấy một miếng soi lên sẽ thấy miếng dứa chắc nình nịch, lõi gần như không có. Mà nếu có, ăn cũng không có xơ nhiều, nhưng đặc biệt là chung quanh miếng dứa sao nó vàng thế nhỉ, vàng cứ như mật ong, mà cũng thơm phưng phức như là mật ong!
Cái thứ dứa thường để ăn lắm rát lưỡi nhưng thái từng miếng để xào với lòng vịt thì tuyệt trần. Lòng vịt với dứa hình như có duyên nợ với nhau từ kiếp trước cho nên lòng vịt xào với dứa ăn ý nhau lạ lùng, còn xào với lòng gà, không hiểu tại sao nó có cái gì làm cho thực khách thấy ngang ngang một chút.
Có một ông bạn già nghiêm trang, một hôm giải thích cho tôi về sự kiện đó như sau:
- Có gì lạ đâu, ông? Dứa màu vàng, thuộc về dưng, vịt ở dưới nước thuộc về âm. Âm dưng hòa hợp với nhau thì nhất định là đúng phép, cũng như núi với sông, bướm với hoa, trai với gái!
Dù sao, ăn như thế cũng chỉ là ăn chơi ăn bời: mùa nực mà ăn đồ xào nhiều, nóng lắm. Người đàn bà săn sóc đến miếng ăn giấc ngủ của chồng, tinh ý, không ưa làm món thịt thường xuyên, mà lại ưa làm món cá bửi vì cá vào cữ nước lớn thường tương đối béo. Muốn ăn cá chép phải đợi đến cuối tháng bảy sang tháng tám; cá quả thì tết Trung thu ra ăn mới vừa miệng người sành; còn cá rô Đầm Sét nổi thiếng là ngon thì đợi đến tháng một, tháng chạp ăn mới thật là đáo để.
Nhưng ở vùng Bắc Giang, Hà Đông vào Vân Đình, Hương Tích, Đọi Đệp, chợ Đần, chợ kẹo, ai đã qua chơi. mấy nơi đó vào cữ cuối tháng sáu, đầu tháng bảy có còn nhứ rằng có một thứ cá rô gọi là "cá rô non", ăn cũng ra phết lắm không? Giống này chỉ to hơn ngón tay út, lưng đen, bụng vàng, đánh vẩy bỏ ruột, nấu với rau cải cúc ăn đã sướng nhưng không thấm vào đâu, nếu đem hầm trong nồi đất, theo lối nhà quê.
Tôi không bao giờ quên được những ngày tản cư ở cái làng đồng chiêm giữa chợ Kẹo và chợ Ngăm, không biết làm gì trong những giây phút vô liêu, vợ chồng và con cái mua những cái xa về kéo sợi. Đến phiên chợ, đem sợi bán.
Yêu người vợ tấm mẳn không biết chừng nào! Trong những giây phút gian lao như thế, vẫn chẳng nghĩ đến mình, lúc nào cũng chỉ lo chồng buồn, chồn khổ, vì thế bao giờ bán sợi rồi cũng tìm mua cho kỳ được một vài thứ để đem về nấu nướng cho chồng thưởng thức và thết đãi các bạn hữu ở mạn trên về qua đó hay ở Hưng Yên, Đáp Cầu sang thăm.
Cái món "cá rô non" ăn ngon không chịu được, nhưng có nhiều phần chắc chắn là tôi khó có dịp được thưởng thức lần thứ hai. Không những vì giống cá này ở đồng chiêm, nơi đây hiếm có, mà còn vì đời sống ở đây vất v gay gắt quá, người ta không có thể phí phạm thì giờ nịnh khẩu cái của mình hay nuông chiều một ý thích có khi không mắc mỏ gì cho lắm.
Thực vậy, một rổ cá rô non ngày trước bán đắt lắm cũng chỉ đến hai hào. Đem về làm chẳng tốn kém gì, bất quá cũng chỉ thêm một hai xu lá gừng, cọng gừng và một ấm nước trà tàu đặc là cùng, nhưng mà hầm một nồi để ăn mất công phu nhiều lắm. Làm vẩy, mổ ruột bỏ đi rồi, xếp vào nồi, cứ một lớp lá gừng và cọng gừng lại là một lớp lá cá, đun rồi lấy nồi đất úp lên trên, lấy tro và trấu trét lại cho nồi thật kín; lúc đó mới bện rơm chung quanh nồi, bỏ ông nồi rau ra và vùi xuống tro có lửa riu riu, phủ kín nồi. Như thế, vài ba tiếng đồng hồ. Đến lúc được, mở ra thì cá rô đỏ đòng đọc mà dừ nhiễn; ăn ngon gấp bội cá mòi đóng hộp.
Nếu không muốn cầu kỳ, cá rô ron nấu với rau cải, bỏ mấy nhát gừng, ăn cũng sướng khẩu cái lạ thường. Nhưng tháng sáu là mùa trám xanh ở Bắc, ăn canh cá, tội gì không điểm trám xanh vào cho nổi vị thơm. Trám xanh khác trám đen: trám đen bổ đôi ra, chấm với tương Bần, hay nhồi thịt, mộc nhĩ, nấm hương đem hấp; còn trám xanh, nhiều người cho rằng làm theo lối đơn giản, bổ đôi ra, dầm nước mắm ớt, ăn kèm với canh cá rô rau cải theo kiểu cà của ta hay trái ôliu của Tây, hợp giọng không chịu được.
Vợ chồng yêu thương nhau thì ăn uống cần gì phải cầu kỳ mới ngon. Tôi còn nhớ có một thời kỳ sống độc thân ở một căn gác nhỏ tại Thanh Mộc ấp cứ chiều đến lên đèn, phải sửa soạn đi đến nhà hát ở nhà bà Phủ Thắng. Nói là đi hát cho thanh nhã chứ thực ra thì là vì mê đào. Đào này lại không ở đêm ở nhà hát, cứ vào khoảng mười hai giờ thì về nhà ở cách đó chừng bốn năm cây số. Tôi không hiểu mãnh lực gì ghê ghớm cứ buộc tôi tối não cũng phải đưa cô ta về nhà; tuy nhiên, cái đó cũng chưa lạ bằng có đêm tháng sáu, mưa rào như trút nước, tại sao tôi lại cứ có thể cùng đào đội mưa đi như thế cả tháng mà cứ khỏe khoắn, cứ tưi vui như thường? Nghĩ lại những đêm hai đứa, độ một giờ sáng mới về đến nhà, ướt lướt thướt như chuột lột, phải quần phơi áo xong lấy nồi đất thổi một nồi cơm nóng lên ăn với mấy cọng rau cải xanh chấm nước mắm dầm trứng, tôi mới vượt bực là bầu không khí lúc ăn và người cùng ngồi ăn với mình.
Ở miền quê Nam Việt, tháng sáu là mùa khoai và bắp. Trông thấy những luống khoai tươi tốt, có củ to như cái cườm tay, tôi lại nhớ lại những bữa ăn với vợ sau này, cũng thanh đạm như hồi còn tằng tịu với cô đầu ở Thanh, có khi chỉ có mấy nõn khoai mà sao ăn ngon thế. Thì nào có quái gì đâu: ở Hà Nội, sáng sáng vẫn có những người ở quê lên bán những cái nõn khoai xanh ngăn ngắt, cuộn lại như tháp bút. Mua về rửa đi, cho vào nồi đất có tưng ngon và mc ninh dừ lên rồi lấy ra ăn; có thế thôi, nhưng mà ăn cứ là ngon, một cái ngon mộc mạc, quê mùa, nhưng bây giờ có khi đưng ngồi ăn thịt gà rang muối hay vịt bỏ lò, sực nhớ đến thì thấy thèm quá thể là thèm. Y như là đương uống rượu mạnh như đốt ruột đốt gan mà thèm một chén chè Tàu ướp trong một bông sen dầm trong nước Hồ Tây hay là rỗ gót phong trần trên một vùng đồi núi xa xôi, lúc chiều tà, nghe thấy tiếng hát dịu dàng của người vợ ru mình vào giấc mơ huyền thoại:
Bên này con sông,
Bên nọ con sông,
Nước sông bên nọtheo dòng bên kia.
Quản chi lận đận sớm khuya,
Thân em dầu dãi nắng mưa vì chồng.
Tiếng ru xen lẫn lời than của con đỗ vũ làm cho trăng trên trời mờ đi. Không khí lúc nửa đêm về sáng rung lên nhè nhẹ. Trong lúc chập chờn, người chồng thấy sao rụng ngay xuống đầu mình và ở phía xa xa hình như có tiếng xênh phách của những cô nàng bé nhỏ ti ti vừa bay vừa hát:
Bến Nam liễu bá con đò,
Mảnh mây viễn phố, cánh cò hàn sa.
Ngàn Đông khói lẫn lạc hà,
Giọt mưa cổ thụ, tiếng gà cô thôn.
Vó câu pha gió nhẹ bon,
Bên lầu Bắc hỏi hoàng hôn địch nào?
Trời Tây bóng hạc non sào,
Đường rêu khách quạnh ruổi vào Thiên Thai.
>>> Tháng Bảy: ngày rằm xá tội vong nhân
<<< Tháng Năm: nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng
>>> Tháng Bảy: ngày rằm xá tội vong nhân
<<< Tháng Năm: nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét