Dinh dưỡng cho thời kỳ đầu mang thai là vô cùng quan trọng.
Ba tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai chính là thời kỳ quan trọng nhất, dễ xảy ra các tai biến nhất vì đây là giai đoạn thai nhi đang dần dần hình thành trong cơ thể mẹ, cơ thể mẹ cũng đang có những thay đổi để phù hợp với thai kỳ, trong khi đó bản thân người mẹ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc thai kỳ của mình, đặc biệt là ở những người mẹ lần đầu tiên mang thai.
Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ này lại cũng rất quan trọng bởi đó là cơ sở cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi các giai đoạn sau, đồng thời cũng là lúc cơ thể mẹ biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mình. Vậy, trong 3 tháng đầu tiên này, các mẹ bầu đã biết những thực phẩm tốt nhất cho mình và bé yêu để có sự chuẩn bị tốt nhất về dinh dưỡng chưa?
Thời gian đầu này, do thai nhi phát triển chậm (mỗi ngày tăng khoảng 1g), nên chị em phụ nữ mang thai cần phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt. Nếu không có hiện tượng “nghén” thì mỗi ngày ăn 3 bữa, chị em chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể. Dưới đây là top những nhóm thực phẩm hàng đầu cho bà bầu 3 tháng đầu lựa chọn.
Top thực phẩm hàng đầu
1. Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
2. Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
3. Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
4. Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
5. Protein, khoáng chất, vitamin phong phú như: thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, những loại rau xanh, hoa quả tươi…
6. Ăn những thực phẩm giàu chất xơ.
7. Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 8 ly nước.
8. Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
8. Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…
9. Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
Lưu ý về ăn uống
1. Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
2. Đối với những mẹ khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều. Còn với những mẹi gầy yếu, cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.
3. Nếu hay bị buồn nôn vào sáng sớm thì khi thức giấc, mẹ bầu đừng vội trở dậy ngay mà hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Lúc này, nên ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng. Sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Một số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh… Có thể ăn vặt các loại quả khô như: đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai…
4. Đừng để quá đói hoặc ăn quá no. Bà bầu nên nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít.
Thu Hà (Tổng hợp)(Eva)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét