1./ Thớt gỗ:
Ưu điểm: Thích hợp khi bạn muốn chặt, băm thức ăn. Chọn mua thớt gỗ cần chú ý độ dày của thớt phải đều, không có vết nứt. Chú ý xem vân để tính tuổi gỗ: vân nhiều, đều và khít là gỗ lâu năm sẽ tốt. Không nên dùng thớt gỗ ghép vì dễ nứt.
Nhược điểm: Thớt gỗ thường có mùn, bị nứt và mục sau một thời gian sử dụng. Những khe nứt để giữ lại mảnh vụn của thức ăn, là yếu tố để vi khuẩn phát triển.
2./ Thớt nhựa:
Ưu điểm: Loại thớt này nhẹ, không bị nước làm mục và dễ thái thực phẩm.
Nhược điểm: Thái thịt trên thớt nhựa hay để lại vết nứt, không nên dùng thớt nhựa để chặt, băm bởi không những dao sẽ bị cùn nhanh mà những mảnh nhựa còn có thể văng ra lẫn vào thực phẩm.
Ngoài ra, thớt nhựa dễ bị cong vênh. Bạn có thể khắc phục bằng cách nắm 2 mép thớt, hơ trên lửa cả 2 phía. Khi thớt nóng, đặt thớt lên bề mặt phẳng và ép chặt. Khi nguội thớt sẽ phẳng lại.
3./ Thớt thủy tinh:
Ưu điểm: của thớt thuỷ tinh là không bị mùn, không bị ô xy hoá, dễ lau rửa. Dùng cắt đồ ăn chín hay trái cây đều được mà bề mặt không bị xước.
Nhược điểm: Hạn chế của loại thớt này là không dùng để băm, chặt được đồ ăn cứng và vì bề mặt của thớt cứng nên dao dễ bị cùn.
Lưu ý:
Dù bạn quyết định chọn loại thớt nào thì cũng nên có 3 cái thớt: Một dùng thức ăn sống, một dùng cho đồ chín và cái còn lại dành cắt trái cây để tránh nhiễm vi khuẩn các bạn nhé!
Theo SSM
Bài viết cùng chủ đề:
- Bí quyết mua cua
- Mẹo chọn thực phẩm đóng hộp tốt cho sức khỏe
- Dùng gia vị đúng cách
- Mẹo làm sạch xoong chảo bị cháy
- 6 bí quyết cho món nem rán giòn rụm thơm ngon
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét