Cơ thể suy nhược là dấu hiệu cảnh báo sự giảm sút nghiêm trọng về sức khoẻ. Có thể nhận biết triệu chứng này dựa vào một số biểu hiện như: thiếu máu do thiếu sắt, hạ đường huyết, dị ứng với nhiều yếu tố môi trường, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormon tuyến yên.
Ngoài ra bệnh nhân mắc chứng suy nhược cơ thể cũng có thể có những biểu hiện khác như: đau bụng, đau ngực, phù, ho kéo dài, tiêu chảy hoặc táo bón, chóng mặt, nhịp tim không đều, đau tai, buồn nôn, đổ mồ hôi ban đêm, mệt, sụt cân, thay đổi tâm lý như trầm cảm, dễ cáu kỉnh, lo âu...
Cũng xin nói với bạn rằng hiện nay chưa có một minh chứng rõ ràng nào chứng tỏ rằng chế độ ăn uống có thể hoàn toàn cải thiện được tình trạng suy nhược của cơ thể. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lại có những tác động trực tiếp tới việc cải thiện tính khí cũng như tâm trạng của người bệnh. Để nhanh chóng phục hồi về cả thể lực lẫn tâm trạng, bạn nên kết hợp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và hoàn hảo bao gồm đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, axit béo có lợi và các chất xơ.
Sau đây là một số những mẹo nhỏ giúp bạn nhanh chóng phục phồi sau khi bị suy nhược:
- Lựa chọn chế độ ăn điều độ và khoa học: Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải quan tâm tới lượng calo và chất béo mà cơ thể bạn thu nạp vào. Nên chú ý ăn bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả vàngũ cốc.
- Hạn chế việc ăn uống theo sở thích nhất thời: Điều này có nghĩa là bạn cần phải "nghiêm khắc’ với bản thân trong việc ăn uống. Nên hạn chế thu nạp các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo và lượng đường lớn.
- Ăn theo thời gian biểu: Điều này cũng rất quan trọng, giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Bạn hãy ăn vào cùng một điểm trong ngày. Theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên ăn 3 bữa/ngày, có thể xen lẫn thêm với 2 bữa ăn phụ, và tuyệt đối lưu ý không nên bỏ bữa.
- Tuân theo lời khuyên của bác sĩ: Lời khuyên của bác sĩ đối với bạn là điều rất quan trọng mà bạn cần lưu tâm, đặc biệt trong những trường hợp bạn là người mắc bệnh tiểu đường hoặc tim mạch. Khi mắc những căn bệnh nan y này, bạn cần tuyệt đối thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống. Đừng ngại ngần và hỏi bác sĩ về bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dinh dưỡng.
- Tránh xa rượu và thuốc lá: Thuốc lá và rượu luôn là "kẻ thù" đối với sức khoẻ và bạn có biết rằng chúng cũng là "thủ phạm" có thể tương tác với các loại thuốc chống suy nhược và gây ảnh hưởng đến tác dụng điều trị của thuốc. Chính vì thế, đây là thời điểm bạn cần phải “đoạn tuyệt” với rượu và thuốc lá hơn bao giờ hết.
- Cắt giảm lượng cafein: Lý do là bởi cafein được xem như một chất kích thích, nó có thể khiến cho bạn mất ngủ và rơi vào trạng thái tâm lý bất an. Cho nên bạn nên cắt giảm việc thu nạp hàm lượng cafein vào trong cơ thể, bên cạnh đó cũng nên hạn chế các loại đồ uống như trà, soda và ăn socola.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung omega-3: Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng omega-3 được tìm thấy trong các loại cá, quả óc chó, đậu tương, hạt lanh và một số nhóm thực phẩm khác. Đây cũng là loại axit béo cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được và giúp cải thiện tâm trạng cũng như tính khí. Tuy nhiên, về liều lượng và cách thức bổ sung loại axit béo này như thế nào bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Hãy thông báo với bác sĩ về sự thay đổi vị giác của bạn: Khi bị suy nhược hay đang trong giai đoạn điều trị chứng bệnh này có thể bạn có thể bị tăng hoặc giảm cân. Nếu điều này thực sự là vấn đề của bạn thì hãy gặp bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ngay.
Theo thaythuoccuaban
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét