Món này dễ làm mà ngon.
Nguyên liệu:
- 1 con vịt cổ lùn, rượu, gừng.
- 1/2kg khoai môn tàu.
- 100gr nấm rơm búp, 6 tép tỏi.
- 2 muỗng súp bột năng.
- 1 củ cà rốt.
- 1 củ hành tây trắng.
- 100gr hành tím.
- 2 trái dừa xiêm, dầu ăn, rượu thơm.
- Tiêu, muối, đường, bột ngọt.
Thực hiện:
- Vịt: Chà rượu, gừng, làm sạch, chặt miếng vừa ăn để ráo.
- Ướp tiêu, muối, bột ngọt, tỏi bằm, 2 muỗng súp rượu thơm.
- Để vịt thấm 15 phút.
- Khoai, cà rốt gọt vỏ, cắt vừa ăn, chiên sơ.
- Nấm gọt sạch, ngâm nước lạnh, bột năng.
- 10 phút xả sạch, xào sơ, gia vị.
- Chảo nóng cho 2 muỗng súp dầu, 1 muỗng súp tỏi bằm phi vàng, cho vịt vào xào thật thấm.
- Đổ nước dừa xiêm, nước lạnh ngập mặt, hầm cho vịt gần mềm.
- Thêm hành tím, khoai, nấm, cà rốt hầm cho tất cả mềm, gia vị vừa ăn, cho hành tây vào.
- Nhắc xuống.
- Cho tất cả vào lẩu, rắc hành tím bào mỏng, phi vàng lên mặt.
- Dọn kèm dĩa bún, rau giá, bắp chuối, chén chao tán nhuyễn, ớt sa tế.
Theo VnAvi
Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011
Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011
Chè đậu xanh nha đam
Đặc tính mát và những dưỡng chất tốt cho cho da đã khiến nha đam trở thành mỹ phẩm tự nhiên hiệu quả. Ngoài việc đắp trực tiếp, chúng ta còn có thể làm món chè đậu xanh nha đam, vừa ngon lại vừa giúp làn da thêm tươi trẻ.
Từ lâu, với đặc tính mát và bổ sung dưỡng chất cho da, nha đam (lô hội) đã được chiết xuất và ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Tuy nhiên, tốt hơn cả, vẫn là sử dụng trực tiếp loại thực phẩm làm đẹp từ thiên nhiên này. Xin mách nhỏ với các bạn công thức chế biến món chè đậu xanh nha đam giúp làn da thêm tươi trẻ.
Nguyên liệu:
1 lá nha đam (lựa lá dày)
100 g đậu xanh (nên chọn loại đậu nguyên vỏ về ngâm để nấu chè, đậu xanh đã cà vỏ phơi khô không còn nhiều chất).
150 g đường, 1 ống vani.
Thực hiện:
Lá nha đam rửa sạch, cắt thành khúc ngắn, gọt vỏ, cắt sợi, cho vào rổ trộn đều với 1 muỗng cà phê muối, xả nước thật kỹ, xóc ráo.
Đậu xanh vo sạch, xóc ráo.
Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước vừa ăn (khoảng 500 ml), nấu sôi, vớt bọt trong khi nấu.
Để lửa nhỏ, nấu trên lửa vừa đến khi đậu nở đều.
Cho đường vào khuấy đều, tiếp tục nấu trên lửa khoảng 10 phút.
Cho nha đam vào khuấy nhẹ tay, nấu thêm 5 phút - 7 phút là được.
Thêm vani vào khuấy đều.
Múc chè nha đam vào chén dùng nóng, hoặc để nguội cho vào tủ lạnh.
Mách nhỏ:
Rửa nha đam bằng muối có thể loại bỏ nhớt nhưng không làm cho miếng nha đam sần sật sau khi nấu, vì nha đam sẽ hút muối vào rồi khi nấu chè nó sẽ bị thôi ngược ra nước chè, làm nước chè bị mặn mà nha đam cũng không săn được.
Tốt nhất, bạn nên ngâm nha đam trong nước đá. Sau khi đã cắt và rửa qua nha đam, bạn cho nha đam vào tô, bỏ đá vào ngâm, nước đá lạnh tan ra sẽ loại bỏ bớt nhớt và làm nha đam săn lại. Ngâm khoảng nửa tiếng thì mới lấy ra để ráo rồi nấu. Đảm bảo nha đam sần sật và nước chè cũng sẽ không bị mặn.
Theo : Tapchiamthuc
Từ lâu, với đặc tính mát và bổ sung dưỡng chất cho da, nha đam (lô hội) đã được chiết xuất và ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Tuy nhiên, tốt hơn cả, vẫn là sử dụng trực tiếp loại thực phẩm làm đẹp từ thiên nhiên này. Xin mách nhỏ với các bạn công thức chế biến món chè đậu xanh nha đam giúp làn da thêm tươi trẻ.
Nguyên liệu:
1 lá nha đam (lựa lá dày)
100 g đậu xanh (nên chọn loại đậu nguyên vỏ về ngâm để nấu chè, đậu xanh đã cà vỏ phơi khô không còn nhiều chất).
150 g đường, 1 ống vani.
Thực hiện:
Lá nha đam rửa sạch, cắt thành khúc ngắn, gọt vỏ, cắt sợi, cho vào rổ trộn đều với 1 muỗng cà phê muối, xả nước thật kỹ, xóc ráo.
Đậu xanh vo sạch, xóc ráo.
Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước vừa ăn (khoảng 500 ml), nấu sôi, vớt bọt trong khi nấu.
Để lửa nhỏ, nấu trên lửa vừa đến khi đậu nở đều.
Cho đường vào khuấy đều, tiếp tục nấu trên lửa khoảng 10 phút.
Cho nha đam vào khuấy nhẹ tay, nấu thêm 5 phút - 7 phút là được.
Thêm vani vào khuấy đều.
Múc chè nha đam vào chén dùng nóng, hoặc để nguội cho vào tủ lạnh.
Mách nhỏ:
Rửa nha đam bằng muối có thể loại bỏ nhớt nhưng không làm cho miếng nha đam sần sật sau khi nấu, vì nha đam sẽ hút muối vào rồi khi nấu chè nó sẽ bị thôi ngược ra nước chè, làm nước chè bị mặn mà nha đam cũng không săn được.
Tốt nhất, bạn nên ngâm nha đam trong nước đá. Sau khi đã cắt và rửa qua nha đam, bạn cho nha đam vào tô, bỏ đá vào ngâm, nước đá lạnh tan ra sẽ loại bỏ bớt nhớt và làm nha đam săn lại. Ngâm khoảng nửa tiếng thì mới lấy ra để ráo rồi nấu. Đảm bảo nha đam sần sật và nước chè cũng sẽ không bị mặn.
Theo : Tapchiamthuc
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
Vào bếp mùa hè nấu món Vịt om sấu
Vịt om sấu là món ăn đặc trưng của người Hà Nội, nhất là vào những ngày hè oi bức. Thịt vịt chín mềm béo ngậy kết hợp với vị chua từ trái sấu, vị ngọt của khoai sọ và hương thơm nồng của rau ngò gai, chính là những cảm nhận khó phai khi thưởng thức món Vịt om sấu này.
Nguyên liệu:
1 con vịt từ 1 – 1,2 kg (chọn con non, nhiều thịt)
15 quả sấu Hà Nội
0,5 kg khoai sọ loại nhỏ
1/3 muỗng canh muối
1/2 muỗng canh hạt nêm
1/3 muỗng cà phê tiêu
5 đầu hành lá
5 củ hành tím
10 lá ngò gai
1 quả chanh
1 quả ớt sừng
½ kg bún
½ kg rau muống
Thực hiện
Nguyên liệu:
1 con vịt từ 1 – 1,2 kg (chọn con non, nhiều thịt)
15 quả sấu Hà Nội
0,5 kg khoai sọ loại nhỏ
1/3 muỗng canh muối
1/2 muỗng canh hạt nêm
1/3 muỗng cà phê tiêu
5 đầu hành lá
5 củ hành tím
10 lá ngò gai
1 quả chanh
1 quả ớt sừng
½ kg bún
½ kg rau muống
Thực hiện
Vịt làm sạch, chặt miếng nhỏ chừng ½ hộp diêm. Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, chẻ đôi. Sấu gọt vỏ. Rau muống làm sạch, để cọng dài.
Đợi chảo nóng cho dầu ăn vào, phi hành tím vàng rồi cho thịt vịt vào. Đảo đều tay, cho thêm muối và hạt nêm. Sau đó cho nước dùng xâm xấp thịt. Nước sôi, cho trái sấu vào. Khi thịt vịt mềm mới dầm sấu để tạo vị chua.
Trước khi ăn cho ngò gai, đầu hành, hành lá thái nhỏ, ớt tách hột xắt miếng dài. Ăn nóng kèm bún và rau muống. Có thể chấm với nước mắm chanh ớt hoặc nước tương.
Nguồn: tapchiamthuc
Bài viết liên quan:
- Vịt quay Hồng Kông.
- Hướng dẫn đánh tiết canh vịt.
Đợi chảo nóng cho dầu ăn vào, phi hành tím vàng rồi cho thịt vịt vào. Đảo đều tay, cho thêm muối và hạt nêm. Sau đó cho nước dùng xâm xấp thịt. Nước sôi, cho trái sấu vào. Khi thịt vịt mềm mới dầm sấu để tạo vị chua.
Trước khi ăn cho ngò gai, đầu hành, hành lá thái nhỏ, ớt tách hột xắt miếng dài. Ăn nóng kèm bún và rau muống. Có thể chấm với nước mắm chanh ớt hoặc nước tương.
Nguồn: tapchiamthuc
Bài viết liên quan:
- Vịt quay Hồng Kông.
- Hướng dẫn đánh tiết canh vịt.
Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011
Ba Chỉ Xốt Xì dầu
Sở dĩ có món này là do mình rất thích ăn xì dầu nên hay mày mò các món có liên quan tới xì dầu.
Nguyên liệu rất đơn giản, bao gồm:
Thịt ba chỉ, xì dầu, tương ớt (nếu thích), gừng (nếu thích).
Ba chỉ chần sơ với nước sôi và rửa sạch, sau đó cho luộc chín tới trong nước có gừng băm nhỏ (mình cho thêm gừng vào nước luộc để thịt vừa có mùi thơm, sau đó có thể tận dụng nước luộc thịt này để nấu canh cải cũng rất hợp trong những ngày trời lạnh).
Tranh thủ trong lúc luộc thịt, chuẩn bị nước xốt xì dầu với tỷ lệ xì dầu/ nước lọc/ tương ớt là 2:3:1Ba chỉ chần sơ với nước sôi và rửa sạch, sau đó cho luộc chín tới trong nước có gừng băm nhỏ (mình cho thêm gừng vào nước luộc để thịt vừa có mùi thơm, sau đó có thể tận dụng nước luộc thịt này để nấu canh cải cũng rất hợp trong những ngày trời lạnh).
Thịt sau khi luộc chín tới, dùng dĩa xăm đều lên 4 mặt thịt để khi xốt sẽ ngấm đều xì dầu hơn
Thịt sau đó được chiên sơ đến khi hơi vàng đều 2 bên mặt (tùy sở thích của từng người, có thể chiên kỹ hơn hoặc không chiên đều được cả) và cho nước sốt vào đun nhỏ lửa (trong khi đun nhớ thường xuyên trở thịt để đảm bảo xốt được ngấm đều).
Khi nào nước xốt còn sền sệt là được
Món này nên ăn nóng, khi ăn thái miếng dầy vừa phải và ăn kèm với dưa góp
Ba chỉ chế biến kiểu này rất mềm và thơm vị xì dầu, mầu sắc cũng rất đẹp
Món này ngon và tận dụng được rất nhiều thứ: nước luộc thịt dùng để nấu canh, nước xốt còn dính trong chảo dùng để trộn với cơm nóng cũng rất ngon (tất nhiên, món này sẽ để dành cho “đầu bếp” rồi).
Chúc các bạn và gia đình bữa cơm đầm ấm!
Theo Afamily
Bài viết cùng chủ đề:
- Thơm ngon ba chỉ nướng riềng mẻ
- Thịt ba chỉ rán cuộn giá
- Thịt ba chỉ rim tôm
- Thịt Ba Chỉ Nướng Kiểu Thái
Bài viết cùng chủ đề:
- Thơm ngon ba chỉ nướng riềng mẻ
- Thịt ba chỉ rán cuộn giá
- Thịt ba chỉ rim tôm
- Thịt Ba Chỉ Nướng Kiểu Thái
Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011
Cá Thu Kho Ớt
Cá thu kho cay với ớt và tiêu, dùng cùng cơm nóng và dưa leo rất ấm bụng.
Nguyên liệu:
Cá thu đã cắt khoanh sẵn 250 gr; 1/2 Gói gia vị cá kho; Hành tím 4 củ; Ớt hiểm 3 trái; Hành lá.
Thực hiện:
Xát muối vào cá rồi rửa lại với nước lạnh, để cho ráo rồi cho vào nồi. Ướp với 1 thìa cafe muối, 1 thìa cafe tiêu và 1 thìa canh dầu ăn.
Hành tím lột vỏ cắt nhỏ hạt lựu. Ớt xắt nhỏ. Hành lá xắt nhỏ.
Trộn hành tím và ớt lại, bỏ vào chày, cho thêm vào 1 thìa bột ngọt, 1 thìa đường, 1 thìa muối, nửa bịch gia vị cá kho Knorr, trộn tất cả lại và giã nhuyễn.
Sau khi giã xong, cho vào 3 thìa nước mắm, đổ vào nồi cá, bỏ hành lá xắt nhỏ lên trên, trộn đều và ngâm trong 30 phút.
Bắc nồi cá lên bếp, để lửa lớn cho đến khi hỗn hợp gia vị sôi thì đổ vào 1 chén nước lã (nhớ lật mặt cá để 2 bên mặt được chín đều, có thể gạt hành tím xuống đáy nồi để tránh làm cháy cá), để lửa liêu riêu. Có thể nêm thêm mắm, muối để điều chỉnh gia vị.
Đến khi nào nồi cá lại sôi thì cứ để sôi lăn tăn thêm 10-15 phút nữa hãy tắt bếp.
Dọn ra dĩa, dùng cùng cơm nóng, nước sốt chan cơm và chấm dưa leo ăn rất ngon.
Theo 24h
Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011
Mẹo Chiên Xào Vừa Ngon Vừa Khỏe
Món chiên, món xào bao giờ cũng hấp dẫn người thưởng thức bởi hương vị thơm ngon và màu sắc tươi mới của nó.
Nhưng để chiên, xào sao cho ngon, ít dầu mỡ có lợi cho sức khoẻ thì phải cần bí quyết:
Xào xào
Ướp thịt hoặc hải sản bằng: hạt nêm, tiêu, và chút dầu ăn trước khi xào, thực phẩm chín sẽ thơm, mềm hơn.
Để khử bớt mùi tanh của hài sản, có thể cho chút rượu trắng, rượu mùi,… trong lúc ướp hoặc khi gần tắt bếp, đảo đều, thực phẩm sẽ thơm hơn.
Xào rau củ quả trước để riêng, rồi mới xào thịt, hải sản sau. Sau đó, trộn hai thứ vào, trộn đều tay, món ăn sẽ không bị quá mềm hoặc nát.
Đối với một số món xào, khi sắp xào xong, cho một ít nước bột bắp pha loãng vào để tạo độ sánh, giúp món ăn ngon miệng hơn.
Chiên chiên
Rắc một ít muối vào chảo dầu trước khi chiên, dầu sẽ không bắn ra ngoài khi bạn cho thực phẩm vào chiên.
Nhúng thực phẩm qua trứng gà đánh tan và bột chiên, thì món ăn sẽ giòn và hương vị thơm ngon hơn.
Không nên chiên nhiều loại thực phẩm khác nhau: hài sản, thịt, rau củ quả… trong cùng chảo dầu, vì như thế món ăn sẽ bị lẫn mùi vị.
Đối với thực phẩm có kích thước to: đùi gà, con cá, chân giò… xăm hoặc khứa khi chiên thì thực phẩm sẽ nhanh chín và không bị cháy xém.
Chiên ngập dầu, thực phẩm sẽ ít hút dầu hơn. Dùng giấy thấm dầu lót thực phẩm sau khi chiên.
Món chiên sẽ tăng thêm hương vị khi được dùng kèm các loại nước chấm hoặc sốt thích hợp.
Không tận dụng dầu để chiên đi chiên lại nhiều lần, không tốt cho sức khoẻ.
Chúc các bạn ngon miệng hơn với các món chiên chiên, xào xào của mình!
Theo SSM
Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011
Canh Hải Sản Nấu Xả
Cùng thay đổi khẩu vị để cho bữa cơm sau tết thêm hấp dẫn và lạ miệng bằng món "Canh hải sản nấu sả",
Nguyên liệu
100 g tôm sú, rửa sạch, lột vỏ
100 g tôm sú, rửa sạch, lột vỏ
100 g mực lá, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn
100 g cá lóc phi lê, rửa sạch, cắt miếng vuông
1.5 trái cà chua, rửa sạch, cắt múi cau
50 g nấm rơm, rửa qua nước muối pha loãng, cắt đôi
3 cây sả, bóc vỏ, đập dập, cắt khúc để thêm hương cho món ăn
2 trái ớt hiểm, rửa sạch, đập dập
3 nhánh ngò rí, rửa sạch, cắt khúc để tạo mùi thơm cho món ăn
1 lít nước lọc để nấu canh
3 muỗng cà phê hạt nêm từ thịt mới
1.5 muỗng canh nước mắm ngon
Hướng dẫn nhanh
Nước mắm ngon + ớt
Thực hiện Hướng dẫn nhanh
Nước mắm ngon + ớt
Bước 1: cho nước lọc, sả cây và ớt hiểm vào nồi. Nấu khoảng vài phút để lấy mùi thơm.
Bước 2: Lược bỏ sả cây và ớt, tiếp tục cho tôm, mực và cá lóc vào nồi này, nấu chín.
Bước 3: Xào sơ cà chua và nấm rơm để lấy màu và loại bỏ mùi nồng của nấm, cho tiếp vào nồi nước canh hải sản.
Nêm canh với hạt nêm từ thịt mới cho ngọt canh xương ống, đậm đà thịt thăn. Nêm nước mắm ngon cho vừa ăn.
Bước 4: Múc canh hải sản vào tô, trang trí với ngò rí. Dùng nóng với nước mắm và ớt.
Theo SSM
Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011
Mẹo Giữ Bánh Chưng Ra Tết Không Mốc
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa HN khẳng định bánh chưng mốc không độc nếu biết cắt đi.
Đồng thời không nên ăn mứt, hạt bị ỉu, mốc sau Tết.
Bánh chưng mốc không độc
Bánh chưng mốc không độc
Trong dịp Tết một số gia đình gói nhiều bánh chưng nên ăn không hết, thường gặp hiện tượng bánh chưng bị lại gạo. Hiện tượng này thường xảy ra đối với bánh chưng chỉ nấu đủ chín hoặc gói quá chặt tay và được lưu giữ dài. Hiện tượng lại gạo không có gì đặc biệt vì hạt gạo nếp sau khi chín, để lâu có thể bị tách nước, hạt nếp trở lại trạng thái khô cứng một phần hay toàn bộ như hạt gạo ban đầu. Khi bánh chưng bị lại gạo, chỉ cần mang luộc lại, bánh lại mềm và nóng, ăn vẫn ngon như thường. Bánh chưng cũng có thể bị mốc, đặc biệt trong những ngày thời tiết ấm áp làm nấm mốc dễ phát triển.
Tuy nhiên, bánh chưng mốc cũng không đáng ngại vì mốc thường phát triển ở lớp lá bên ngoài và dễ dàng bị phát hiện ra bằng mắt thường. Chỉ cần hơ bánh trên bếp gas đang cháy hoặc cho bánh vào nồi luộc lại là mốc bị diệt hoàn toàn.
Bánh chưng có thể bị mốc ăn sâu qua lớp lá vào phía trong bánh, trong trường hợp này, bánh có thể bị lên men chua cục bộ nhất là ở phần góc bánh bị ảnh hưởng nhiều nhất do bị va chạm nên dễ bị rách lá. Phần bánh bị chua sẽ không còn mùi vị thơm ngon của bánh chưng bình thường nữa nên cần phải cắt bỏ, tuy nhiên nếu ăn cũng không bị nhiễm độc vì thực ra đây chỉ là quá trình lên men rượu rồi từ rượu biến thành axit, mà không tạo ra các độc tố gây nguy hiểm cho sức khoẻ.
Bánh chưng có thể bị mốc ăn sâu qua lớp lá vào phía trong bánh, trong trường hợp này, bánh có thể bị lên men chua cục bộ nhất là ở phần góc bánh bị ảnh hưởng nhiều nhất do bị va chạm nên dễ bị rách lá. Phần bánh bị chua sẽ không còn mùi vị thơm ngon của bánh chưng bình thường nữa nên cần phải cắt bỏ, tuy nhiên nếu ăn cũng không bị nhiễm độc vì thực ra đây chỉ là quá trình lên men rượu rồi từ rượu biến thành axit, mà không tạo ra các độc tố gây nguy hiểm cho sức khoẻ.
Để bánh chưng Tết luôn ngon lành, chúng ta cần chú ý như sau: không nên gói bánh quá chặt tay, bánh sẽ dễ bị lại gạo, bánh cứng, ăn không ngon. Cũng không nên gói quá lỏng tay vì bánh sẽ quá mềm và dễ bị mốc. Nên luộc kỹ cho bánh chín đều và "rền". Sau khi luộc chín, dỡ bánh ra một chậu nước sạch, tốt nhất là dùng một chậu nước đã đun sôi, để nguội vừa ấm tay và rửa từng cái bánh cho hết nhớt trên bề mặt lá bên ngoài bánh.
Xếp bánh trên sàn gỗ có lót một tấm vải ép cho thoát nước. Mỗi cái bánh, được gói lại bằng giấy báo và xếp vuông vắn trên bàn. Bánh được làm như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn, ít bị mốc hơn. Nếu cần lưu trữ bánh lâu, tốt nhất là bảo quản bánh chưng trong ngăn mát của tủ lạnh. Trong quá trình bảo quản, cần thường xuyên kiểm tra bánh. Nếu thấy có hiện tượng bánh bị mốc cần xử lý ngay bằng cách hơ bánh trên lửa của bếp gas hoặc luộc lại.
Xếp bánh trên sàn gỗ có lót một tấm vải ép cho thoát nước. Mỗi cái bánh, được gói lại bằng giấy báo và xếp vuông vắn trên bàn. Bánh được làm như vậy sẽ bảo quản được lâu hơn, ít bị mốc hơn. Nếu cần lưu trữ bánh lâu, tốt nhất là bảo quản bánh chưng trong ngăn mát của tủ lạnh. Trong quá trình bảo quản, cần thường xuyên kiểm tra bánh. Nếu thấy có hiện tượng bánh bị mốc cần xử lý ngay bằng cách hơ bánh trên lửa của bếp gas hoặc luộc lại.
Mỗi lần ăn nên làm nóng bánh chưng bằng lò vi sóng hoặc hấp lại. Nên hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo (dầu hoặc mỡ) vào khẩu phần ăn trong dịp Tết là không có lợi cho sức khoẻ nhất là đối với người bị bệnh béo phì hoặc bị bệnh tim mạch.
Không ăn các loại mứt, hạt bị mốc, ỉu
Ra Tết nhiều gia đình vẫn còn bánh mứt, kẹo và các loại hạt nhâm nhi như hạt dưa, hướng dương, lạc... các loại hạt này rất dễ bị mốc trong quá trình bảo quản. Khi các loại hạt bị mốc sẽ nhiễm rất nhiều độc tố vi nấm mà điển hình là chất độc aflatoxin, đây là chất có thể gây ung thư cho người bị nhiễm. Vì thế, trong dịp Tết và sau Tết, cần chú ý các loại thực phẩm này. Cụ thể, các loại hạt như hướng dương, lạc, bí... khi nhận thấy dấu hiệu bị mốc cần vứt bỏ ngay. Các loại hạt dùng trong dịp Tết chỉ dùng nhâm nhi làm thú vui.
Không phải là món ăn có nhiều dinh dưỡng, nhưng các loại hạt này lại là nguy cơ đưa vào cơ thể độc tố aflatoxin gây ung thư. Trong khi đó, bằng mắt thường không thể phát hiện mức độ nhiễm độc của các loại hạt do đó tốt nhất nên loại bỏ các sản phẩm hạt đã có dấu hiệu bị mốc và tuyệt đối không được ăn.
Bên cạnh đó, các loại mứt như mứt bí, gừng... cũng không nên ăn khi có dấu hiệu bị mốc. Thông thường trên bề mặt miếng mứt có lớp đường kính dày vừa tạo vị ngọt cho sản phẩm vừa có khả năng ngăn cản nấm mốc. Tuy nhiên, nếu mứt Tết được làm bằng đường hóa học sẽ không có khả năng kìm hãm nấm mốc, mặc dù vẫn có vị ngọt như bình thường. Nấm mốc thường dễ phát triển trong các loại mứt vì các miếng mứt thường được thái thành sợi, miếng nhỏ, mỏng nên khả năng bị nấm mốc rất cao.
Theo Bee.net.vn
Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011
Bảo quản thực phẩm ngày Tết
Vào những ngày Tết, các bà nội trợ thường mua thức ăn dự trữ, phòng khi nhà có khách đột xuất. Vì thế, việc chọn lựa, bảo quản các loại thực phẩm luôn phải được quan tâm.
Để măng khô mau nở và giữ được trong nhiều ngày:
Hãy dùng nước vo gạo để ngâm, măng sẽ rất mau nở và khi nấu sẽ chóng nhừ.
Măng khô
Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần. Lúc này măng sẽ mềm và rất ngon.
Giữ lạp xưởng được lâu:
Ðể giữ lạp xưởng được lâu, bạn không nên cho vào tủ lạnh. Thay vào đó, bạn hãy chuẩn bị một cái rá hoặc hộp, khay... đặt một cốc rượu trắng vào chính giữa, rồi xếp lạp xưởng xung quanh.
Lạp xưởng
Hương rượu tỏa ra sẽ ngăn ruồi, muỗi, kiến rất hiệu quả, nhờ đó lạp xưởng sẽ trong và sau Tết vẫn rất thơm ngon.
Bảo quản bánh chưng, bánh tét:
Bánh tét
Vớt bánh chưng ra sau khi nấu chín, bạn nên rửa lại bằng nước sạch rồi ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Cất bánh nơi mát và thoáng gió. Nếu sau vài ngày bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại. Làm như thế bánh sẽ mềm trở lại.
Tận dụng thực phẩm sau ngày Tết:
Sau Tết, sẽ có rất nhiều đồ ăn dư như thịt gà, giò lụa, chả quế... Bạn hãy thử thay đổi khẩu vị cho gia đình bằng những tô bún thang, hay đĩa nem cuốn. Thịt gà dùng để ninh nước lèo chan bún, còn giò lụa hay chả quế thì băm nhỏ làm nhân nem. Chắc chắn bạn sẽ thấy ngon miệng hơn.
Theo PNO
Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011
Thịt rang cháy cạnh thơm thơm hương cari
Đừng nghĩ món này chỉ đơn giản là cho thêm bột cari vào thịt rang thông thường nhé!
- 300gr thịt thăn (hoặc thịt ba chỉ)
- 1/2 củ hành tây
- 1/2 quả ớt ngọt
- 2 tép tỏi
- 1 /2 củ gừng (giã nhỏ, ép lấy nước)
- 30ml xì dầu, 10ml nước mắm, 15gr đường, 1/4 gói bột cari
Cách làm:
Trước tiên, thái nhỏ hành ớt và băm nhỏ tỏi.
Kế tiếp, thái thịt thành dạng sợi dài.
- Hòa tan đường, bột cari trong xì dầu, nước mắm và nước gừng.
Nếu ăn được cay thì các bạn dùng thêm một chút tương ớt hoặc ớt tươi.
- Đảo nhanh hành ớt trên chảo nóng trong khoảng 2'.
- Sau đó, phi thơm tỏi ở một cái chảo khác rồi cho thịt vào rang cháy cạnh cùng hỗn hợp gia vị đã pha ở trên.
- Khi thịt đã ngon rồi thì các bạn cho hành ớt vào trộn đều rồi tắt bếp đi.
Thịt rang cháy cạnh ăn với cơm nóng.
Vị mặn ngọt hài hòa trong mùi thơm đầy hấp dẫn...
Theo K14
Theo K14
Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011
Cá Đồng Kho Lá Gừng Non
Chiều! Đi làm ngang qua một nhà hàng, mùi lá gừng thơm lừng, làm một kẻ xa quê đang nhớ đến cồn cào cái lạnh ngoài Bắc lại thèm được ăn một bữa cơm với cá kho lá gừng non.
Miền Trung mấy hôm nay trời trở lạnh. Hay thật, ở cái xứ chỉ có nắng, gió và cát này tự nhiên năm nay lại lạnh thế không biết! Xem bản tin dự báo thời tiết, thấy quê mình chỉ là cái chấm nhỏ xíu trên tấm bản đồ hình chữ S. Gió mùa đông bắc đang về!
Chiều! Đi làm ngang qua một nhà hàng, mùi lá gừng thơm lừng, làm cho một kẻ xa quê đang nhớ đến cồn cào cái lạnh ngoài Bắc lại thèm được ăn một bữa cơm với cá kho lá gừng non. Một món ăn đặc sệt chất quê, cả cái lá gừng non kia cũng được hái trong vườn nhà và những con cá đồng béo ngậy được vũ thật kỹ, nhừ cả xương…
Để có một nồi cá kho lá gừng cũng đơn giản lắm. Cá dùng để kho lá gừng chủ yếu là cá mè. Những con cá mè trắng tinh và bụng đầy mỡ được làm sạch, cạo sạch máu cho khử mùi tanh. Sau đó được ướp với nước mắm, muối, hành, tiêu, bột ngọt và một chút dầu ăn.
Sau đó, ta chọn những lá gừng non, còn tươi ngay trong vườn nhà, cắt khúc 3 - 4 cm, xếp thành một lớp mỏng để ở đáy nồi. Cá sau khi ướp gia vị được đặt lên trên lá gừng. Cho một chút đường nấu lên thành nước màu và đổ vào xâm xấp con cá.
Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi khoảng 5 phút, lấy một tấm lá chuối nhỏ đậy lên và vùi vào trong than nóng hay một ít vỏ trấu cho đượm lửa. Khoảng 2h sau, khi nước trong nồi khô hết, bắc nồi cá lên ta được một nồi cá có mùi thơm của lá gừng, mùi nồng nồng của lá chuối, màu vàng vàng của nước màu.
Những miếng cá lúc này nhìn bên ngoài rất cứng nhưng bên trong xương rệu ra, ăn không sợ bị hóc xương. Ngày ấy, lũ trẻ chúng tôi thích nhất là được ăn cái bụng cá và tất nhiên nó chỉ được dành cho ông bà (người lớn tuổi) hay đứa con út trong nhà, nên chị cả như tôi chỉ dám nhìn cái bụng cá béo ngậy đó mà... “chảy nước miếng”.
Nồi cá kho lá gừng mẹ nấu bằng bếp rạ, từng đám khói lam chiều bay lên từ những mái nhà. Những bữa ăn gia đình “ tứ đại đồng đường” quây quần bên nồi cơm nghi ngút khói. Miếng cá gắp ra đĩa thơm cả mấy gian nhà, nhưng chẳng ai dám gắp. Ai cũng chờ được bố gắp cho một miếng và miếng cá đó được để dành đó cho đến bát cơm cuối cùng. Nếp nhà tôi là vậy.
Bây giờ cuộc sống ngày càng phát triển, những người có điều kiện đi hàng trăm cây số hay thậm chỉ nửa vòng trái đất về tận quê để ăn những món dân dã. Những nhà hàng với các món ăn quê mùa đang ngày càng ăn nên làm ra bởi ai cũng muốn tìm trong đó một chút ký ức.
Phải chăng những hương vị của một thời đói khổ, một thời lam lũ vẫn còn trong máu của mỗi con người và rồi trong mỗi giấc mơ, trong mỗi buổi chiều đông ở một nơi xa xứ, chúng ta thèm đến cồn cào màu khói lam chiều và mùi thơm nồng của nồi cá kho lá gừng – một món ăn dân dã của mẹ ta.
Theo SGTT
Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011
6 Loại Thực Phẩm Không nên Để Qua Đêm
Một số món ăn để tránh lãng phí bạn có thể để qua đêm và dùng lại vào ngày hôm sau, nhưng có một số thực phẩm lại không nên như vậy.
1. Trà xanh Trà xanh nếu để qua đêm sẽ mất hết các protein và vitamin, hơn thế còn sản sinh nhiều vi khuẩn, nấm độc hại, do vậy rất nguy hại cho sức khỏe nếu bạn uống trà xanh thừa của ngày hôm trước.
2. Nấm
Súp nấm rất bổ dưỡng nhưng sau một đêm, hàm lượng dinh dưỡng sẽ giảm và sản sinh nhiều thành phần có hại.
Trong nấm khi nấu chín chứa nhiều nitrat rất tốt cho máu, hồng cầu và cung cấp lượng oxy lớn cho cơ thể, nhưng nếu để quá lâu sẽ dẫn đến sự phân hủy của vi khuẩn, nitrat biến thành nitrite ảnh hưởng đến khả năng tạo máu của cơ thể.
3. Trứng luộc
Trứng sau khi luộc xong mà không ăn hết bạn cũng không nên cất lại cho ngày hôm sau, vì khi ăn vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột, gây đầy hơi, nóng, thậm chí tiêu chảy.
4. Rau nhiều lá
Lá rau xanh cũng chứa nhiều nitrat, nấu quá lâu hay để lại ăn vào ngày hôm sau thường dẫn đến sự phân hủy của vi khuẩn, gây nóng trong thậm chí tăng nguy cơ ung thư.
5. Nộm
Khi làm nộm bạn cho rất nhiều gia vị như dấm, ớt… nếu để qua ngày hôm sau kể cả khi bạn cất trong tủ lạnh, món ăn cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc.
6. Hải sản
Cá, đồ biển, sò, ốc… cũng không nên để qua đêm nếu như đó là các món hấp, nướng… (canh cá có thể để được qua đêm trong tủ lạnh).
Theo Dân Việt
Mẹo Quay Thịt Giòn Tan
Khi bạn tự tay chế biến món thịt quay ở nhà, thử thách lớn nhất là làm sao để phần da thật giòn.
Quy trình quay thịt nói chung chỉ bao gồm: luộc sơ (sôi chừng 3-4 phút thì vớt ra để ráo), ướp gia vị vài tiếng đồng hồ và rán. Tuy nhiên, để phần bì nở phồng và giòn tan, bạn cần có một số bí quyết sau:
- Không được luộc thịt quá chín, khiến phần da mềm nhũn và sau đó rất khó quay vàng.- Bì lợn phải được xiên kỹ sau khi luộc sơ và trước khi ướp gia vị. Dùng vật nhọn đâm vào da, đâm càng nhiều thì phần da càng phồng nở hết cỡ và giòn tan sau khi rán.
- Bôi dấm và muối lên da lợn sau khâu “làm thủng” cũng là cách giúp nó trở nên giòn hơn.
- Cho thật nhiều dầu ăn vào chảo và để nóng già, rán phần da trước rồi mới lật các mặt khác (khi rán mặt khác, nên để lửa vừa thôi).
Về gia vị ướp thịt, gia giảm thế nào tùy khẩu vị gia đình bạn. Thông thường, phần da ngoài giấm và muối (hoặc mắm ớt, bột canh) còn được ướp tiêu, tỏi, có người thêm rượu và ít mật ong. Phần thịt ướp hành tỏi băm nhuyễn, ngũ vị hương, bột canh, đường…
Theo Đất Việt
Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011
Cay Cay Tôm Chiên Tỏi Ớt
Tôm đậm đà, cay thơm mùi tỏi ớt, rất hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- 300g tôm tươi
- Ớt xanh, ớt đỏ, muối, tỏi, hạt tiêu
- Hành lá thái nhỏ, bột chiên
Cách làm:
Tôm rửa sạch, rạch lưng lấy chỉ đen, cắt sâu thêm một chút để thịt tôm dễ ngấm gia vị.
Bột chiên đổ ra bát, cho tôm vào tẩm bột rồi để ra bát.
Đun nóng dầu ăn trong chảo, cho tôm vào chiên. Tôm chín vàng, tỏa mùi thơm nức, dùng vợt lấy tôm ra cho ráo dầu.
Lấy 1 cái chảo khác, cho chút dầu ăn vào đun nóng, phi thơm tỏi băm rồi cho ớt xanh – đỏ và hành vào. Cho tiếp tôm vào luôn, rắc tiếp muối tiêu, độ mặn vừa phải rồi đảo đều. Để lửa vừa, rang cho tôm khô, ngấm gia vị, hành lá vừa khô là được.
Tắt bếp, sắp tôm ra đĩa ăn nóng.
Tôm đậm đà, cay thơm mùi tỏi ớt, rất hấp dẫn.
Theo Afamily
Chữa bệnh bằng thực phẩm đơn giản
Đây chỉ là một trong những cách tự nhiên giúp trị 5 “tật” bệnh sau:
1. Tắc đường - Ngậm kẹo bạc hà
Những người sống ở thành thị không thể tránh khỏi tình trạng bị tắc đường, kẹt xe. Lúc này, thay vì sốt ruột hay nóng giận, bạn nên ngậm một chiếc kẹo bạc hà hoặc nhai một chiếc kẹo cao su có vị bạc hà.
Theo nghiên cứu của Mỹ, bạc hà có thể giảm 20% cảm giác khó chịu khi bị tắc đường, đồng thời cũng tăng 30% tính cảnh giác, giúp bạn lái xe an toàn hơn.
2. Tiểu tiện có vấn đề - Uống nước rau quả có tính kiềm
Khi có cảm giác tiểu tiện không bình thường, các loại nước rau quả có tính kiềm như nước cam…sẽ rất hữu hiệu.
Tuy nhiên, cách đề phòng cơ bản nhất vẫn là uống nhiều nước. Đặc biệt các bạn nữ sau khi quan hệ và trước kỳ kinh nguyệt rất dễ bị viêm nhiễm, nên đặc biệt lưu ý vấn đề này.
3. Vết thương hở miệng - Ăn mật ong, đinh hương
Chất eugenol có trong bột đinh hương có tác dụng chống khuẩn, giảm đau, giúp tránh viêm nhiễm ở vết thương hở miệng.
Mật ong cũng rất hữu hiệu trong với các vết thương hở miệng nhỏ. Một nghiên cứu đã chỉ ra, trong mật ong có thành phần kháng khuẩn, giúp làm sạch vết thương, giảm đau, chống phù nề, khiến vết thương mau lành. Ngoài ra, mật ong cũng rất công hiệu trong việc tiêu đờm.
4. Đau nhức cơ - Ăn gừng tươi
Gừng vốn có tác dụng làm ấm cơ thể. Nghiên cứu gần đây nhất của Mỹ chỉ ra gừng cũng là một chất giúp làm giảm cảm giác đau nhức cơ. Mỗi ngày ăn một chút gừng có thể làm giảm các cảm giác đau nhức cơ do làm việc nhà, hay vận động gây ra.
Gừng nóng có thể giảm 23% nhức mỏi cơ, gừng tươi giúp giảm 25 % tỉ lệ này.
Việc ăn nhiều các loại rau quả giàu chất oxy hoá như cà rốt, rau xanh có lá màu sẫm, anh đào, các loại dâu…cũng có tác dụng tương tự.
Chất béo omega 3 có trong cá biển, các loại hạt bí, hạt hướng dương…cũng có tác dụng chống viêm nhiễm rất hữu hiệu.
5. Bệnh da liễu - Xoa dầu ô liu
Chất chống ôxy hoá trong dầu ô liu có khả năng làm giảm tỉ lệ viêm nhiễm, chất béo trong dầu còn giúp giữ ẩm, hoàn toàn tự nhiên và không gây kích thích cho da.
Dùng dầu ô liu như kem dưỡng da tay, bôi lên phần da bị ngứa ngáy, khó chịu, có thể cải thiện đáng kể tình trạng này.
Trước khi gội đầu, thoa đều dầu ô liu lên tóc, sau đó nhẹ nhàng mát xa da đầu. Sau 2 giờ, gội sạch còn có thể trị gàu rất hữu hiệu.
Theo Dantri
Nấm hương nhồi thịt hấp
Thịt băm viên trong từng mũ nấm nên rất mềm và thơm. Mùa lạnh ăn món hấp nóng như thế này thật là hợp.
Nguyên liệu:
- Thịt lợn xay/băm
- 1 quả trứng
- Hành xanh, nấm hương
- Một nắm rau cải ngọt hoặc cải bó xôi
- Hạt nêm, xì dầu, đường, bột ngô
Cách làm:
Cải bó xôi nhặt rửa sạch.
Trộn thịt băm với trứng, chút hạt nêm, hành xanh và xì dầu. Ướp trong 15 phút cho ngấm.
Nấm hương ngâm nở, rửa sạch. Vớt ra để ráo.
Lấy thịt ra, viên thành những viên tròn nhỏ rồi ấn vào từng cái nấm, hơi ấn tay cho thịt dính chặt vào mũ nấm.
Đặt thịt vào đĩa sâu lòng, cho vào nồi hấp trong 15 – 20 phút, đến khi thịt chín.
Đun chút nước sôi, cho chút muối, cho cải vào chần chín tới rồi vớt ra, xếp lên đĩa.
Làm nước xốt:
Cho xì dầu, chút hạt nêm, đường, dấm vào chảo, hòa chút bột ngô với nước cho vào, vừa đun vừa nguấy đều tạo thành xốt sánh có vị chua mặn ngọt vừa miệng.
Cải bó xôi sắp lên đĩa, xếp thịt hấp lên trên sau đó dội xốt chua ngọt.
Ăn với cơm nóng rất ngon và thơm.
Theo Afamily
Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011
Tự làm ớt chưng
Bạn có thể tự làm ớt chưng để ăn kèm các món bún phở, rất dễ dàng và đảm bảo nữa đấy.
Nguyên liệu:
- Ớt tươi đỏ 1 bát to
- Hạt tiêu, đập giập
- Tỏi 1 bát
- Muối, chút xíu đường
- Dấm trắng hoặc rượu trắng
- Lọ thủy tinh
Cách làm:
Ớt tươi rửa sạch để thật khô.
Tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Lượng tỏi và hạt tiêu có thể tùy sở thích.
Ớt bỏ cuống, bẻ đôi cho vào máy xay sinh tố. Nhấn nút xay nhỏ vừa, không cần xay nhuyễn.
Ớt tươi rửa sạch để thật khô.
Tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Lượng tỏi và hạt tiêu có thể tùy sở thích.
Ớt bỏ cuống, bẻ đôi cho vào máy xay sinh tố. Nhấn nút xay nhỏ vừa, không cần xay nhuyễn.
Cho ớt, tiêu và tỏi chung vào 1 tô to, rắc 1 thìa muối, 1/2 thìa đường
Tưới khoảng 5 thìa dấm trắng (hoặc rượu trắng) vào, không nên cho nhiều dấm (rượu) quá.
Trộn thật đều.
Cho ớt vào lọ thủy tinh, đậy kín lại. Để nơi khô mát có thể ăn trong vài tháng liền, thậm chí bạn không cần phải cho vào tủ lạnh.
Chú ý:
- Khi chế biến bạn nhớ đeo găng tay và kính để bảo vệ mắt nhé.
Theo Afamily
Theo Afamily
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)