Dưới đây là một số điều cần lưu ý để phân biệt thịt bò với thịt trâu, thịt heo.
Ngon, bổ, có mặt trong nhiều món ăn hằng ngày, thịt bò ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm chọn và chế biến loại thực phẩm này. Sau đây là một số điều cần lưu ý. Phân biệt thịt bò và thịt trâu, thịt heo
Đôi khi, trong một sạp thịt bò, người bán sẽ trộn lẫn thịt bò và thịt trâu vì hai loại thịt này đều là thịt đỏ, không để ý sẽ khó phân biệt. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy thịt trâu có màu sẫm đen, mỡ thịt trâu trắng trong khi mỡ thịt bò vàng. Hơn nữa, thớ thịt trâu rất to, thô hơn nhiều so với thịt bò.
Ngoài ra, hiện nay, cũng có tình trạng trộn lẫn thịt heo và thịt bò, thường là thịt heo già (vì thịt già sẽ đỏ hơn thịt heo tơ). Do đó, nhìn thoáng qua, nhiều người dễ bị lầm. Nhưng thông thường, thịt heo dù có đỏ cũng không thể sánh với thịt bò. Thịt bò nặng mùi, chỉ cần sờ tay vào, đưa lên ngửi sẽ cảm thấy mùi tanh nên nếu nghi ngờ có thịt heo trộn lẫn, bạn nên ấn tay vào miếng thịt, lật qua lật lại xem xét kỹ rồi ngửi thử. Cách tốt nhất vẫn là không chọn miếng thịt không tươi màu, hơi tái và nhợt nhạt.
Để thịt bò mềm
Sau khi ướp gia vị xong, hãy cho từ 2 - 3 muỗng cà phê dầu ăn vào và ướp trong khoảng 20 - 30 phút. Khi xào, để lửa thật to, xào thật nhanh, vừa chín là nhắc xuống ngay.
Bên cạnh đó, với các món bò nướng hay bò hầm, khi ướp, nên cho vào bò ít nước thơm (khóm), để trong 5 - 10 phút, bò sẽ mềm và ngon. Ngoài ra, trong quá trình nấu bò, có thể cho vào ít bia, bò sẽ thơm, mềm, đậm đà hơn bình thường.
Khử mùi hôi của thịt bò
Với nhiều người, thịt bò có vị gây và khó ăn hơn thịt heo rất nhiều. Do đó, nếu không tìm cách loại bỏ hết mùi gây, họ sẽ cảm thấy rất khó ăn.
Cách xử lý là hãy cho bò vào nồi nước lạnh (nước ngập miếng bò) rồi cho lên bếp đun nóng lên (chứ không sôi). Lúc này, bề mặt thịt sẽ nóng và ngưng kết lại, làm cho mùi gây trong miếng thịt giảm đi. Tuy nhiên, cách làm này chỉ nên dành cho món bò nấu, hầm, thái miếng lớn.
Theo Châu Thành (Phunuonline)
Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012
Đề Thi và Đáp Án thi Đại Học năm 2012
Đây là trọn bộ link download bộ đề thi và đáp án thi Đại Học của năm 2012 , các bạn lựa chọn link download phù hợp nhé. Tâm Gà có bonus cho các bạn nhiều link download khác nhau.
Mái Ấm Nhân Tâm - Họa Sỉ Lê Phương
Trung tâm dạy nghề thủ công mỹ nghệ NHÂN TÂM được thành lập năm 1900 và chính thức được cấp giấy phép vào năm 2004; là một tổ chức hoạt động xã hội trực thuộc Hội dạy nghề TP.HCM. Tuy với quy mô nhỏ về cơ sở hạ tầng vật chất, nhưng rất mạnh và tốt về chuyên môn, đầy tiềm năng có thể phát triển thành mô hình lớn đầy tính ưu việt:
- Điêu khắc, Sơn mài, Mộc mỹ nghệ, Vẽ, Thêu tay, Đan lát, Thiết kế đồ họa, May…
- Các bộ môn của các ngành nghề nêu trên đã được chắc lọc , nghiên cứu và soạn thảo chương trình giáo án rất phù hợp như:
- Khuyết tật tay chân, Khuyết tật khiếm thính
- Mồ côi, nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt.
- Với mục đích giúp cho các em có năng lực nghề nghiệp và có kỷ năng cần thiết khác để hòa nhập cộng đồng và xã hội.
Để duy trì và phát triển cơ sở NHÂN TÂM, chúng tôi đã xây dựng nhiều kế hoạch gây quỹ bằng nhiều hình thức dựa vào nguồn lực tiềm năng chuyên môn của ngành nghề nêu trên để tạo được các nguồn quỹ hoạt động. Tuy nhiên còn khó khăn và khiêm tốn để duy trì phát triển.Điều mà cơ sở NHÂN TÂM tự tin khẳng định tiềm năng sẵn có của mình. Nếu có những điều kiện thuận lợi cơ sở NHÂN TÂM chắc chắn sẽ phát triển một cách tích cực.
Trong suốt quá trình hoạt động đã có nhiều sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm , tuy nguồn tiếp sức này không lớn nhưng đã góp phần vào sự phát triển cơ sở.
Từ khi thành lập đến nay, cơ sở đã dạy nghề, tạo và giới thiệu việc làm cho hơn 300 em có việc làm ổn định và hòa nhập với cộng đồng xã hội
Hiện nay cơ sở NHÂN TÂM đang nuôi dạy cho khoản 48 em.Các em được học chữ và học nghề.Nhu cầu học chữ và học nghề của các em là rất lớn
Cơ sở NHÂN TÂM chúng tôi tổ chức chương trình ca nhạc và bán đấu giá tranh nhằm mục đích gây quỹ xây dựng trường cho trẻ khuyết tật và mồ côi.Nhằm giúp các em có điều kiện học tập ,hòa nhập cộng đồng tốt hơn.
Rất mong các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm ,quý ân nhân hết lòng giúp đỡ để sự kiện được thành công tốt đẹp.
Cơ sở NHÂN TÂM đã và đang có kế hoạch chiến lượt phát triển nếu có điều kiện thuận lợi tiếp cận tốt với các nguồn quỹ hổ trợ thì cơ sở chắc chắn sẽ đóng góp đáng kể nguồn nhân lực cho xã hội một cách tích cực.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Trung tâm dạy nghề thủ công nghệ mỹ nghệ nhân đạo Nhân Tâm
ĐC: 205 Phan Văn Hớn, F Tân Thới Nhất, Q12, TP.HCM.
Email: cosonhantam@gmail.com. Tel: 35924447 - 0914.642.144
P/S : Website lớp được quảng cáo trên đây nè các bạn.
Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012
3 món ngon từ thịt bò vào bếp cuối tuần
Thịt bò có thể chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn để cả nhà thưởng thức.
Canh thịt bò cuộn nấm kim châm
Thịt bò nhiều dinh dưỡng vì thế chẳng có lý do gì để bạn không lựa chọn và chế biến các món ăn cho gia đình vào dịp cuối tuần cả.
Với món canh này các bạn chuẩn bị thịt bò thăn nhé. Đặc biệt trong món canh thơm ngon này còn có cả đậu phụ nữa. Có thể nhiều chị em đắn đo về sự kết hợp các nguyên liệu như vậy liệu có phù hợp nhưng bạn hoàn toàn yên tâm, món ăn sẽ vô cùng hấp dẫn và phong phú về hương vị.
Để làm được món này, cũng đòi hỏi một chút khéo léo. Thịt bò bạn phải thái miếng mỏng và to bản rồi trải rộng miếng thịt ra, cho vài cọng nấm kim châm vào giữa, cuộn lại. Dùng các sợi hành chần buộc thịt và nấm để thịt không bị bung ra.
Khi nước canh sôi, các bạn nhanh tay thả những cuộn thịt bò nấm vào nồi, vặn to lửa cho canh sôi bùng rồi tắt bếp. Không nên đun quá kĩ vì sẽ làm cho đậu phụ non bị rỗ và thịt bò bị chín quá ăn sẽ khô bã, mất đi vị ngọt tự nhiên.
Món ăn đầy ắp sự ngọt ngào từ thịt bò và nấm kim châm cùng điểm thêm sắc tươi của cà rốt đảm bảo cả nhà bạn ai cũng phải thích mê cho mà xem.
Để biết cách làm chi tiết món canh thịt bò cuộn nấm kim châm, bạn hãy xem tại đây nhé.
Thịt bò xào măng tây
Thịt bò vốn là thực phẩm dễ chế biến cùng với các loại rau củ quả khác mà vẫn giữ được vị thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên nhiều chị em vẫn thường chế biến các món quen thuộc với thịt bò như là thịt bò xào rau muống, với cần tỏi, với su su… Ăn mãi một vài cách chế biến cũng ngán, vậy chị em thử đổi món với thịt bò xào măng tây xem sao nhé.
Món này làm rất đơn giản, mà cũng chẳng tốn mấy thời gian của bạn. Nó thích hợp để bạn chế biến cho gia đình vào các buổi trưa.
Thịt bò xào với măng tây các bạn không cần thái mỏng, chỉ cần xắt thành các miếng nhỏ dài rồi đem ướp các loại gia vị. Vị thơm ngon của thịt bò kết hợp với hương vị lạ từ măng tây, chắc chắn món ăn sẽ hấp dẫn người thưởng thức.
Thịt bò xiên nướng rau củ
Cuối tuần là thời điểm lý tưởng để bạn có thể chế biến các món ăn cầu kỳ, hấp dẫn cho cả nhà thưởng thức. Như thịt bò xiên nướng chẳng hạn.
Thịt bò nướng với các loại rau củ sẽ ngon và ngọt hơn rất nhiều. Những loại rau củ quả mà bạn muốn nướng kèm với thịt bò có thể là ớt chuông, cà chua bi, hành tây đỏ, nấm, khoai tây, bí ngồi… tùy ý bạn. Vì mỗi người có sở thích và những khẩu vị khác nhau.
Thịt bò nướng thì thái miếng vuông như vậy mới giữ được vị ngọt, rồi đem tẩm ướp các loại gia vị. Ướp gia vị cũng là một khâu rất quan trọng trong món nướng vì thế bạn cần lưu ý công đoạn này nhé.
Khi nướng, bạn xiên xen kẽ các loại rau củ, quả cùng với thịt nhé. Đảm bảo món ăn này sẽ chẳng ai có thể chê được.
Mộc Lan (Eva)
Canh thịt bò cuộn nấm kim châm
Thịt bò nhiều dinh dưỡng vì thế chẳng có lý do gì để bạn không lựa chọn và chế biến các món ăn cho gia đình vào dịp cuối tuần cả.
Với món canh này các bạn chuẩn bị thịt bò thăn nhé. Đặc biệt trong món canh thơm ngon này còn có cả đậu phụ nữa. Có thể nhiều chị em đắn đo về sự kết hợp các nguyên liệu như vậy liệu có phù hợp nhưng bạn hoàn toàn yên tâm, món ăn sẽ vô cùng hấp dẫn và phong phú về hương vị.
Để làm được món này, cũng đòi hỏi một chút khéo léo. Thịt bò bạn phải thái miếng mỏng và to bản rồi trải rộng miếng thịt ra, cho vài cọng nấm kim châm vào giữa, cuộn lại. Dùng các sợi hành chần buộc thịt và nấm để thịt không bị bung ra.
Khi nước canh sôi, các bạn nhanh tay thả những cuộn thịt bò nấm vào nồi, vặn to lửa cho canh sôi bùng rồi tắt bếp. Không nên đun quá kĩ vì sẽ làm cho đậu phụ non bị rỗ và thịt bò bị chín quá ăn sẽ khô bã, mất đi vị ngọt tự nhiên.
Món ăn đầy ắp sự ngọt ngào từ thịt bò và nấm kim châm cùng điểm thêm sắc tươi của cà rốt đảm bảo cả nhà bạn ai cũng phải thích mê cho mà xem.
Để biết cách làm chi tiết món canh thịt bò cuộn nấm kim châm, bạn hãy xem tại đây nhé.
Thịt bò xào măng tây
Thịt bò vốn là thực phẩm dễ chế biến cùng với các loại rau củ quả khác mà vẫn giữ được vị thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên nhiều chị em vẫn thường chế biến các món quen thuộc với thịt bò như là thịt bò xào rau muống, với cần tỏi, với su su… Ăn mãi một vài cách chế biến cũng ngán, vậy chị em thử đổi món với thịt bò xào măng tây xem sao nhé.
Món này làm rất đơn giản, mà cũng chẳng tốn mấy thời gian của bạn. Nó thích hợp để bạn chế biến cho gia đình vào các buổi trưa.
Thịt bò xào với măng tây các bạn không cần thái mỏng, chỉ cần xắt thành các miếng nhỏ dài rồi đem ướp các loại gia vị. Vị thơm ngon của thịt bò kết hợp với hương vị lạ từ măng tây, chắc chắn món ăn sẽ hấp dẫn người thưởng thức.
Thịt bò xiên nướng rau củ
Cuối tuần là thời điểm lý tưởng để bạn có thể chế biến các món ăn cầu kỳ, hấp dẫn cho cả nhà thưởng thức. Như thịt bò xiên nướng chẳng hạn.
Thịt bò nướng với các loại rau củ sẽ ngon và ngọt hơn rất nhiều. Những loại rau củ quả mà bạn muốn nướng kèm với thịt bò có thể là ớt chuông, cà chua bi, hành tây đỏ, nấm, khoai tây, bí ngồi… tùy ý bạn. Vì mỗi người có sở thích và những khẩu vị khác nhau.
Thịt bò nướng thì thái miếng vuông như vậy mới giữ được vị ngọt, rồi đem tẩm ướp các loại gia vị. Ướp gia vị cũng là một khâu rất quan trọng trong món nướng vì thế bạn cần lưu ý công đoạn này nhé.
Khi nướng, bạn xiên xen kẽ các loại rau củ, quả cùng với thịt nhé. Đảm bảo món ăn này sẽ chẳng ai có thể chê được.
Mộc Lan (Eva)
Móng giò nấu hoa chuối chua chua ngon ngon
Món canh rất dễ làm mà ăn thì lại ngon và không hề bị ngán.
Nguyên liệu:
- Móng giò: 1 cái (500gr)
- Hoa chuối: 1 cái
- Me: 1 quả to
- Hành khô: 1 củ
- Tỏi: 1 củ
- Hành hoa, mùi tàu, hạt nêm, hạt tiêu, dầu hào, bột canh, mắm, muối, mẻ.
Thực hiện:
Bước 1: Móng giò mua về cạo và rửa sạch sẽ, chặt thành những miếng vừa ăn. Đun sôi nước với tẹo muối rồi cho móng giò vào chần sơ, sau vớt ra rửa lại lần nữa cho sạch. Ướp móng giò với một chút hạt nêm, bột canh, dầu hào, hạt tiêu.
Bước 2: Chuẩn bị một chậu nước muối pha lẫn với mẻ. Hoa chuối đem bóc bỏ bớt lớp vỏ già bên ngoài, sau đó thái mỏng theo khoanh tròn. Thái đến đâu thì ngâm ngay vào chậu nước muối đến đó, dùng tay ấn cho hoa chuối chìm xuống nước (không để hoa chuối thái nhỏ tiếp xúc với không khí quá lâu sẽ bị thâm đen). Sau đó vớt ra rửa lại với nước vài lần cho đỡ mặn.
Bước 3: Hành và mùi tàu nhặt bỏ rễ và lá úa, rửa sạch, thái nhỏ. Hành khô, tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhỏ.
Bước 4: Phi thơm hành và tỏi, cho móng giò vào xào qua cùng tẹo mắm, sau đó đổ lượng nước vừa ăn vào, đun sôi. Khi nước sôi thì cho me vào rồi hạ bớt lửa. Ninh móng giò cho đến khi móng giò gần nhừ thì vớt me ra dằm nát, lọc bỏ bã lấy nước me. Cho nước lọc me trở lại nồi rồi cho tiếp hoa chuối vào.
Đun tiếp cho đến khi hoa chuối chín mềm thì rắc hành hoa, mùi tàu thái nhỏ vào. Nêm thêm chút hạt nêm, bột canh cho vừa miệng rồi tắt bếp. Cho canh chua móng giò ra bát rồi cùng cả nhà ăn nóng nhé.
Chúc các bạn ngon miệng!
Hoa Hồng(Eva)
Nguyên liệu:
- Móng giò: 1 cái (500gr)
- Hoa chuối: 1 cái
- Me: 1 quả to
- Hành khô: 1 củ
- Tỏi: 1 củ
- Hành hoa, mùi tàu, hạt nêm, hạt tiêu, dầu hào, bột canh, mắm, muối, mẻ.
Thực hiện:
Bước 1: Móng giò mua về cạo và rửa sạch sẽ, chặt thành những miếng vừa ăn. Đun sôi nước với tẹo muối rồi cho móng giò vào chần sơ, sau vớt ra rửa lại lần nữa cho sạch. Ướp móng giò với một chút hạt nêm, bột canh, dầu hào, hạt tiêu.
Bước 2: Chuẩn bị một chậu nước muối pha lẫn với mẻ. Hoa chuối đem bóc bỏ bớt lớp vỏ già bên ngoài, sau đó thái mỏng theo khoanh tròn. Thái đến đâu thì ngâm ngay vào chậu nước muối đến đó, dùng tay ấn cho hoa chuối chìm xuống nước (không để hoa chuối thái nhỏ tiếp xúc với không khí quá lâu sẽ bị thâm đen). Sau đó vớt ra rửa lại với nước vài lần cho đỡ mặn.
Bước 3: Hành và mùi tàu nhặt bỏ rễ và lá úa, rửa sạch, thái nhỏ. Hành khô, tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhỏ.
Bước 4: Phi thơm hành và tỏi, cho móng giò vào xào qua cùng tẹo mắm, sau đó đổ lượng nước vừa ăn vào, đun sôi. Khi nước sôi thì cho me vào rồi hạ bớt lửa. Ninh móng giò cho đến khi móng giò gần nhừ thì vớt me ra dằm nát, lọc bỏ bã lấy nước me. Cho nước lọc me trở lại nồi rồi cho tiếp hoa chuối vào.
Đun tiếp cho đến khi hoa chuối chín mềm thì rắc hành hoa, mùi tàu thái nhỏ vào. Nêm thêm chút hạt nêm, bột canh cho vừa miệng rồi tắt bếp. Cho canh chua móng giò ra bát rồi cùng cả nhà ăn nóng nhé.
Chúc các bạn ngon miệng!
Hoa Hồng(Eva)
Cá nục xốt cà chua dân dã
Cá nục xốt cà chua tuy không lạ nhưng cách chế biến sao cho ngon cũng là một nghệ thuật. Miếng cá thơm, cay nhẹ, beo béo ăn cùng cơm trắng nóng hổi thật hấp dẫn.
Nguyên liệu:
½ kg cá nục con vừa; 2 - 3 trái cà chua; 2 trái ớt, nếu muốn cay nhiều bạn có thể cho thêm; 1 củ hành tây, 2 tép tỏi; Gia vị: nước mắm, muối, đường, tiêu, hạt nêm.
Thực hiện:
Cá rửa sạch, cắt khoanh.
Hành tây ½ cắt nhỏ, ½ cắt khoanh mỏng.
Tỏi băm nhỏ, ớt xắt nhỏ.
Cà chua xắt múi cau.
Làm nóng chảo dầu lên bếp, cho cá vào chiên vàng đều 2 mặt rồi để riêng.
Làm nóng nồi trên bếp với chút dầu ăn, cho tỏi và ½ hành cắt nhỏ vào, phi thơm rồi thêm cà chua vào, để cà chua hơi mềm thì cho 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng nhỏ muối, 2 muỗng đường, 1 muỗng nhỏ hạt nêm, đảo đều nêm thấy mặn ngọt vừa đủ thì tắt bếp.
Xếp từng lớp cá vào nồi, cho ớt vào.
Sau cùng rắc ½ hành xắt mỏng lên trên. Bật lại bếp, để lửa nhỏ cho cá thấm, chú ý không đảo cá.
Cá chín thấm đều nhưng không cạn nước. Miếng cá thơm béo mặn ngọt cay cay rất vào cơm.
Cá nục xốt cà chua là một món ăn ngon của am thuc Việt Nam
Theo TTVN
Nguyên liệu:
½ kg cá nục con vừa; 2 - 3 trái cà chua; 2 trái ớt, nếu muốn cay nhiều bạn có thể cho thêm; 1 củ hành tây, 2 tép tỏi; Gia vị: nước mắm, muối, đường, tiêu, hạt nêm.
Thực hiện:
Cá rửa sạch, cắt khoanh.
Hành tây ½ cắt nhỏ, ½ cắt khoanh mỏng.
Tỏi băm nhỏ, ớt xắt nhỏ.
Cà chua xắt múi cau.
Làm nóng chảo dầu lên bếp, cho cá vào chiên vàng đều 2 mặt rồi để riêng.
Làm nóng nồi trên bếp với chút dầu ăn, cho tỏi và ½ hành cắt nhỏ vào, phi thơm rồi thêm cà chua vào, để cà chua hơi mềm thì cho 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng nhỏ muối, 2 muỗng đường, 1 muỗng nhỏ hạt nêm, đảo đều nêm thấy mặn ngọt vừa đủ thì tắt bếp.
Xếp từng lớp cá vào nồi, cho ớt vào.
Sau cùng rắc ½ hành xắt mỏng lên trên. Bật lại bếp, để lửa nhỏ cho cá thấm, chú ý không đảo cá.
Cá chín thấm đều nhưng không cạn nước. Miếng cá thơm béo mặn ngọt cay cay rất vào cơm.
Cá nục xốt cà chua là một món ăn ngon của am thuc Việt Nam
Theo TTVN
Cá bống kho nước dừa đưa cơm
Chỉ cần chịu khó "đầu tư" thời gian từ 60 đến 90 phút, bạn sẽ có một nồi cá bống kho nước dừa thơm ngon đẹp mắt. Hãy cùng vào bếp thực hiện mon ngon này nhé.
Nguyên liệu gồm:
500 gr cá bống; 50 gr thịt ba chỉ; 100 ml nước dừa tươi; 5 gr hành lá; 20 gr tiêu xanh; Một trái ớt sừng; Hai muỗng canh củ hành tím, đầu hành, lá hành bằm, tỏi bằm; Gia vị: Hạt nêm (một muỗng cafe), đường (2 muỗng canh), muối (một muỗng cafe), nước mắm ngon (2 muỗng canh), nước màu (2 muỗng cafe), tiêu xay (nửa muỗng cafe).
Thực hiện:
- Cá đánh vảy, bỏ ruột và chặt mang, đem rửa muối cho sạch nhớt rồi ướp gia vị hạt nêm, đường, nước màu để thấm trong 20 phút.
- Hành lá rửa sạch, một phần đầu hành lá cắt khúc, phần lá cắt nhỏ.
- Ớt sừng cắt lát.
- Làm nóng chảo cho dầu ăn vào, cho hành tím bằm, tỏi bằm, đầu hành bằm vào, phi thơm rồi cho cá đã ướp và thịt ba chỉ vào.
- Khi thấy con cá săn lại, cho nước dừa vào và hạ lửa, tiếp tục cho nước mắm vào đun sôi vài dạo, thêm tiêu xanh (một nửa phần đập dập, một nửa để nguyên chuỗi).
- Khi thấy nước sệt thì cho thêm tiêu, hành lá vào rồi tắt bếp.
Yêu cầu thành phẩm: Cá thấm gia vị, thơm tiêu, có màu cánh dán.
Theo VnExpress
Nguyên liệu gồm:
500 gr cá bống; 50 gr thịt ba chỉ; 100 ml nước dừa tươi; 5 gr hành lá; 20 gr tiêu xanh; Một trái ớt sừng; Hai muỗng canh củ hành tím, đầu hành, lá hành bằm, tỏi bằm; Gia vị: Hạt nêm (một muỗng cafe), đường (2 muỗng canh), muối (một muỗng cafe), nước mắm ngon (2 muỗng canh), nước màu (2 muỗng cafe), tiêu xay (nửa muỗng cafe).
Thực hiện:
- Cá đánh vảy, bỏ ruột và chặt mang, đem rửa muối cho sạch nhớt rồi ướp gia vị hạt nêm, đường, nước màu để thấm trong 20 phút.
- Hành lá rửa sạch, một phần đầu hành lá cắt khúc, phần lá cắt nhỏ.
- Ớt sừng cắt lát.
- Làm nóng chảo cho dầu ăn vào, cho hành tím bằm, tỏi bằm, đầu hành bằm vào, phi thơm rồi cho cá đã ướp và thịt ba chỉ vào.
- Khi thấy con cá săn lại, cho nước dừa vào và hạ lửa, tiếp tục cho nước mắm vào đun sôi vài dạo, thêm tiêu xanh (một nửa phần đập dập, một nửa để nguyên chuỗi).
- Khi thấy nước sệt thì cho thêm tiêu, hành lá vào rồi tắt bếp.
Yêu cầu thành phẩm: Cá thấm gia vị, thơm tiêu, có màu cánh dán.
Theo VnExpress
Sườn non kho dứa ngon tuyệt cú mèo
Những miếng sườn sườn mềm, phần sụn giòn thơm lừng, thêm vị chua chua ngọt ngọt của dứa, rất đậm đà càng tăng thêm phần hấp dẫn. Một mon ngon viet nam mà bạn không thể bỏ qua.
Nguyên liệu:
- 400g sườn non
- 1 lát dứa lớn
- Hành lá, muối, nước mắm, đường, hành khô
- 1 thìa nhỏ nước hàng (nước kho).
Cách làm:
Bước 1:
- Dứa cắt bỏ mắt dứa, thái lát hình tam giác vừa ăn.
- Sườn non chặt khúc nhỏ vừa ăn, rửa sạch, đun nước sôi rồi cho sườn vào chần sơ qua để loại bỏ tạp chất.
Bước 2:
- Cho sườn vào nồi, đun khoảng từ 15 đến 20 phút.
Bước 3:
- Sườn sau khi đun, vớt sườn ra đĩa, giữ lại nước luộc sườn.
- Tiếp theo cho sườn vào nồi, thêm hành khô, dứa, nước hàng, hai thìa canh nước mắm, một thìa canh đường, một thìa nhỏ muối, đun sôi, thêm vào một ít nước luộc sườn, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Bước 4:
- Đun đến khi thịt sườn thấm gia vị, tắt bếp rắc một ít hành lá lên bề mặt, múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.
theo Ngôi sao
Nguyên liệu:
- 400g sườn non
- 1 lát dứa lớn
- Hành lá, muối, nước mắm, đường, hành khô
- 1 thìa nhỏ nước hàng (nước kho).
Cách làm:
Bước 1:
- Dứa cắt bỏ mắt dứa, thái lát hình tam giác vừa ăn.
- Sườn non chặt khúc nhỏ vừa ăn, rửa sạch, đun nước sôi rồi cho sườn vào chần sơ qua để loại bỏ tạp chất.
Bước 2:
- Cho sườn vào nồi, đun khoảng từ 15 đến 20 phút.
Bước 3:
- Sườn sau khi đun, vớt sườn ra đĩa, giữ lại nước luộc sườn.
- Tiếp theo cho sườn vào nồi, thêm hành khô, dứa, nước hàng, hai thìa canh nước mắm, một thìa canh đường, một thìa nhỏ muối, đun sôi, thêm vào một ít nước luộc sườn, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Bước 4:
- Đun đến khi thịt sườn thấm gia vị, tắt bếp rắc một ít hành lá lên bề mặt, múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.
theo Ngôi sao
Thơm hương bánh cuốn Thanh Trì
Những miếng bánh trần không nhân mềm mại, thanh mát được nhúng vào thứ nước chấm màu hổ phách không chua quá, mặn quá, cay quá và dậy hương cà cuống.
Am thuc Hà Nội có quá nhiều thức quà đáng để nhung nhớ, vấn vương và được gọi là mon ngon, nhưng không phải món ngon nào cũng được gọi là đặc sản rồi trở thành tên gọi gắn liền với nơi sản sinh ra nó và chiếm vị trí đáng kể trong kho tàng văn hóa ẩm thực Hà thành như bánh cuốn Thanh Trì. Chẳng thế mà từ hơn một thế kỷ nay, bánh cuốn Thanh Trì đã trở thành “miếng ngon Hà Nội”, đi vào trang văn của Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân… và được đúc kết thành câu ca: “Thanh Trì có bánh cuốn ngon// Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng”
Bánh xưa…
Không ai rõ làng bánh cuốn có tự khi nào, chỉ biết rằng theo tích dân gian thì Thanh Trì là một làng vào loại cổ nhất của Thăng Long - Hà Nội. Từ thời Hùng Vương thứ 18, người dân đã tụ họp về đây khai khẩn đất đai làm ăn, con trai vua Hùng đích thân dạy dân cày cấy và người dân có cuộc sống yên bình, no ấm. Kể từ đó nghề làm bánh cuốn được hình thành và trường tồn cho đến ngày nay.
Để có được những thúng bánh ấy cũng rất công phu. Từ việc chọn gạo cho tới khi tráng bánh. Gạo có ngon thì mặt bánh mới láng mượt, óng ả. Nếu dùng loại gạo quá dẻo thì bánh nát, gạo kém thì bánh không thơm ngon. Khi ngâm gạo cũng thật cẩn thận, tùy thuộc vào thời tiết mà thời gian ngâm có thể khác nhau. Khi xay bột cũng là khâu quan trọng, bột được xay nhuyễn bằng cối đá sẽ cho mặt bánh láng bóng, óng ả. Nếu bột loãng quá bánh sẽ nát, mà đặc quá bánh sẽ dày, ăn mất ngon.
Cầu kỳ từ việc chọn, ngâm gạo, xay bột cho đến khi nổi lửa. Bếp lúc nào cũng luôn đỏ lửa, nhưng không quá to để cho hơi bốc đều, bánh mới chín thấu. Múc lưng muôi bột, giàn đều trên khuôn vải, đậy nắp vung lại, khi mở vung ra, bánh phồng lên là báo hiệu đã chín. Dùng que tre lấy ra, xếp thành từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Thường thì xế chiều, dân Thanh Trì đã nổi lửa tráng bánh. Sở dĩ bánh cuốn phải tráng từ chiều cho tới đêm vì bánh tráng xong phải để qua đêm thì mới bay đi hết mùi nồng của bột. Đến sáng bánh vừa mềm, vừa thơm mát mùi gạo...
Trước khi Miền Bắc hoàn toàn độc lập, các mẹ, các chị trong làng đi bán bánh cuốn nhất định phải mặc áo dài tứ thân màu nâu non; thắt lưng bao màu xanh, màu hồng hoặc màu vàng; đầu vấn khăn, bên ngoài chít khăn mỏ quạ. Thúng bánh đội đầu, đôi chân rong ruổi khắp các phố phường Hà Nội từ tờ mờ sáng. Gặp khách là đặt thúng xuống, với đôi tay mềm mại các mẹ, các chị lần giở từng lớp bánh mỏng tang, tách từng lớp sao cho khỏi rách.
Trên mặt lá bánh cuốn điểm những cọng hành phi vàng, mỗi lớp bánh được xếp gọn trên đĩa, lần lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh nhau, với một nhát kéo, tất cả được cắt đôi. Công việc tiếp theo là nhấc một nửa đầu bánh cuốn mới cắt đặt lên trên nửa kia để người thưởng thức có thể nhìn thấy rõ từng lớp bánh cuốn tráng mỏng như giấy.
Người xưa ăn bánh cuốn thấy ngon khi có bát nước chấm vừa miệng và dậy mùi cà cuống, bên cạnh đĩa đậu làng Mơ rán giòn...
… và nay
Ngày nay đậu mơ được thay thế bằng giò chả Ước Lễ hoặc những miếng chả nướng giống trong món bún chả. Những miếng bánh trần không nhân mềm mại, thanh mát được nhúng vào thứ nước chấm màu hổ phách không chua quá, mặn quá, cay quá và dậy hương cà cuống. Cứ thanh dịu y như sự nhẹ nhàng của người con gái xứ kinh kỳ này vậy.
Làng Thanh Trì vẫn giữ nghề làm bánh, nhưng do nhu cầu cuộc sống, nhiều nhà không còn giữ được nếp xưa. Thay vào những chiếc cối đá, nồi đồng đó là những chiếc máy làm bánh công nghiệp. Vẫn thứ gạo ấy, nước ấy, những chiếc bánh cũng mỏng tang nhưng sao cái thứ sản xuất ra hàng loạt này ăn cứ nhạt thếch, phải chăng sự “công nghiệp hóa” chất chứa quá nhiều trong đó đã làm mất đi cả vị quê?!
Cũng còn một số gia đình giữ được cách làm bánh thủ công, nhưng số đó chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong số đó có gia đình cụ Hoành với truyền thống làm bánh hơn 7 thập kỷ, đời này truyền cho đời khác.
Cô Dung con dâu cụ Hoành tâm sự: “Làm bánh thủ công, theo nếp xưa lãi lời chẳng được bao, lại khá vất vả. Thế nhưng vì yêu nghề, vì muốn chia sẻ món ngon một thời của đất kinh kỳ, muốn lưu giữ những nét tinh túy của người xưa nên mình quyết tâm nối nghiệp và sau này sẽ truyền lại cho đời con, đời cháu. Hi vọng bánh cuốn Thanh Trì sẽ không bị mai một và lãng quên theo thời gian”.
Năm tháng, tháng năm có thể sẽ làm phai dấu đi nhiều thứ, nhưng mong rằng bánh cuốn Thanh Trì sẽ mãi thơm hương giữa phố phường đông đúc để món ngon Hà thành vang vọng đến mai sau!
Theo Afamily
Am thuc Hà Nội có quá nhiều thức quà đáng để nhung nhớ, vấn vương và được gọi là mon ngon, nhưng không phải món ngon nào cũng được gọi là đặc sản rồi trở thành tên gọi gắn liền với nơi sản sinh ra nó và chiếm vị trí đáng kể trong kho tàng văn hóa ẩm thực Hà thành như bánh cuốn Thanh Trì. Chẳng thế mà từ hơn một thế kỷ nay, bánh cuốn Thanh Trì đã trở thành “miếng ngon Hà Nội”, đi vào trang văn của Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân… và được đúc kết thành câu ca: “Thanh Trì có bánh cuốn ngon// Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng”
Bánh xưa…
Không ai rõ làng bánh cuốn có tự khi nào, chỉ biết rằng theo tích dân gian thì Thanh Trì là một làng vào loại cổ nhất của Thăng Long - Hà Nội. Từ thời Hùng Vương thứ 18, người dân đã tụ họp về đây khai khẩn đất đai làm ăn, con trai vua Hùng đích thân dạy dân cày cấy và người dân có cuộc sống yên bình, no ấm. Kể từ đó nghề làm bánh cuốn được hình thành và trường tồn cho đến ngày nay.
Để có được những thúng bánh ấy cũng rất công phu. Từ việc chọn gạo cho tới khi tráng bánh. Gạo có ngon thì mặt bánh mới láng mượt, óng ả. Nếu dùng loại gạo quá dẻo thì bánh nát, gạo kém thì bánh không thơm ngon. Khi ngâm gạo cũng thật cẩn thận, tùy thuộc vào thời tiết mà thời gian ngâm có thể khác nhau. Khi xay bột cũng là khâu quan trọng, bột được xay nhuyễn bằng cối đá sẽ cho mặt bánh láng bóng, óng ả. Nếu bột loãng quá bánh sẽ nát, mà đặc quá bánh sẽ dày, ăn mất ngon.
Cầu kỳ từ việc chọn, ngâm gạo, xay bột cho đến khi nổi lửa. Bếp lúc nào cũng luôn đỏ lửa, nhưng không quá to để cho hơi bốc đều, bánh mới chín thấu. Múc lưng muôi bột, giàn đều trên khuôn vải, đậy nắp vung lại, khi mở vung ra, bánh phồng lên là báo hiệu đã chín. Dùng que tre lấy ra, xếp thành từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Thường thì xế chiều, dân Thanh Trì đã nổi lửa tráng bánh. Sở dĩ bánh cuốn phải tráng từ chiều cho tới đêm vì bánh tráng xong phải để qua đêm thì mới bay đi hết mùi nồng của bột. Đến sáng bánh vừa mềm, vừa thơm mát mùi gạo...
Trước khi Miền Bắc hoàn toàn độc lập, các mẹ, các chị trong làng đi bán bánh cuốn nhất định phải mặc áo dài tứ thân màu nâu non; thắt lưng bao màu xanh, màu hồng hoặc màu vàng; đầu vấn khăn, bên ngoài chít khăn mỏ quạ. Thúng bánh đội đầu, đôi chân rong ruổi khắp các phố phường Hà Nội từ tờ mờ sáng. Gặp khách là đặt thúng xuống, với đôi tay mềm mại các mẹ, các chị lần giở từng lớp bánh mỏng tang, tách từng lớp sao cho khỏi rách.
Trên mặt lá bánh cuốn điểm những cọng hành phi vàng, mỗi lớp bánh được xếp gọn trên đĩa, lần lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh nhau, với một nhát kéo, tất cả được cắt đôi. Công việc tiếp theo là nhấc một nửa đầu bánh cuốn mới cắt đặt lên trên nửa kia để người thưởng thức có thể nhìn thấy rõ từng lớp bánh cuốn tráng mỏng như giấy.
Người xưa ăn bánh cuốn thấy ngon khi có bát nước chấm vừa miệng và dậy mùi cà cuống, bên cạnh đĩa đậu làng Mơ rán giòn...
… và nay
Ngày nay đậu mơ được thay thế bằng giò chả Ước Lễ hoặc những miếng chả nướng giống trong món bún chả. Những miếng bánh trần không nhân mềm mại, thanh mát được nhúng vào thứ nước chấm màu hổ phách không chua quá, mặn quá, cay quá và dậy hương cà cuống. Cứ thanh dịu y như sự nhẹ nhàng của người con gái xứ kinh kỳ này vậy.
Làng Thanh Trì vẫn giữ nghề làm bánh, nhưng do nhu cầu cuộc sống, nhiều nhà không còn giữ được nếp xưa. Thay vào những chiếc cối đá, nồi đồng đó là những chiếc máy làm bánh công nghiệp. Vẫn thứ gạo ấy, nước ấy, những chiếc bánh cũng mỏng tang nhưng sao cái thứ sản xuất ra hàng loạt này ăn cứ nhạt thếch, phải chăng sự “công nghiệp hóa” chất chứa quá nhiều trong đó đã làm mất đi cả vị quê?!
Cũng còn một số gia đình giữ được cách làm bánh thủ công, nhưng số đó chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong số đó có gia đình cụ Hoành với truyền thống làm bánh hơn 7 thập kỷ, đời này truyền cho đời khác.
Cô Dung con dâu cụ Hoành tâm sự: “Làm bánh thủ công, theo nếp xưa lãi lời chẳng được bao, lại khá vất vả. Thế nhưng vì yêu nghề, vì muốn chia sẻ món ngon một thời của đất kinh kỳ, muốn lưu giữ những nét tinh túy của người xưa nên mình quyết tâm nối nghiệp và sau này sẽ truyền lại cho đời con, đời cháu. Hi vọng bánh cuốn Thanh Trì sẽ không bị mai một và lãng quên theo thời gian”.
Năm tháng, tháng năm có thể sẽ làm phai dấu đi nhiều thứ, nhưng mong rằng bánh cuốn Thanh Trì sẽ mãi thơm hương giữa phố phường đông đúc để món ngon Hà thành vang vọng đến mai sau!
Theo Afamily
Đi chợ những ngày Tết trung thu
Tết trung thu các mặt hàng như hoa quả, bánh trung thu, đồ chơi trẻ em được tiêu thụ khá mạnh.
Rằm tháng Tám - Tết Trung thu lại vào đúng những ngày cuối tuần nên không khí ở các chợ khá nhộn nhịp. Các mặt hàng được bày bán đầy ăm ắp, tươi, ngon và rất đẹp mắt.
Nếu như rằm tháng Bảy người dân đổ xô đi mua đồ chay, đồ mã, vàng hương… thì rằm tháng Tám các mặt hàng được bán chạy nhất lại là hoa quả, bánh trung thu, đèn lồng, đồ chơi trẻ em… Tất nhiên những hàng như xôi, vàng hương, hàng khô, hoa tươi... thì không bao giờ vắng vẻ trong những ngày rằm, mồng một. Và giá cả cũng theo mức độ bán chạy mà tăng hơn so với ngày thường.
Bánh Trung thu nhiều vô kể. Có đủ mọi nhãn hiệu, mẫu mã và chủng loại cho các mẹ lựa chọn. Giá bánh trung thu năm nay tăng khoảng 5 – 25% tùy theo từng loại bánh và nhãn hiệu. Nếu chọn dòng bánh bình dân thì các mẹ có thể mua lẻ từng chiếc hoặc mua cả hộp hai, bốn, sáu… chiếc. Bánh bán lẻ có giá 30.000 đ/chiếc trở lên, còn hộp có giá 150.000 đ/hộp trở lên.
Dòng bánh cao cấp thì giá hơi cao một chút, khoảng 400.000 – 500.000 đ/hộp trở lên nhưng mẫu mã rất đẹp. Đến thời điểm hiện tại thì mình thấy các loại bánh trung thu bán vẫn đúng giá niêm yết, chưa có dấu hiệu giảm để “câu” khách.
Các cửa hàng bán đồ chơi trẻ em cũng rất đông khách. Chạy hàng nhất là đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân, các loại tò he, mặt nạ, bờm nơ, tóc giả, gọng kính với đủ mọi màu sắc và kiểu dáng. Đèn ông sao truyền thống có cả những chiếc rất nhỏ để các bé chơi, lại vừa có những chiếc khá to để về treo trước cửa nhà, có giá từ 7.000 – 50.000 đ/chiếc.
Đèn kéo quân có giá từ 100.000 – 150.000 đ/chiếc. Các loại đèn lồng nhựa chạy bằng pin có phát nhạc giá từ 30.000 – 50.000 đ/chiếc. Những bộ đồ chơi như ô tô, máy bay, bộ xếp hình, mặt nạ, gọng kính, bờm nơ, tóc giả… có giá khá rẻ, chỉ từ 15.000 – 30.000 đ/bộ/chiếc. Tò he có giá từ 5.000 – 10.000 đ/con.
Hoa quả những ngày này rất đắt hàng. Bán chạy nhất là các loại quả như bưởi, thanh long, ổi, lê, táo… Giá hoa quả những ngày này thì khỏi cần nói cũng biết là đắt rồi, tăng khoảng 3.000 – 10.000 đ/kg tùy từng loại quả. Vì nhà nào cũng muốn có mâm ngũ quả thắp hương trong ngày Tết trung thu này nên hoa quả được tiêu thụ khá mạnh.
Bưởi thường có giá 13.000 đ/quả, bưởi năm roi là 20.000 đ/quả, bưởi da xanh 70.000 đ/quả. Cam sành có hai loại, một loại là 20.000 đ/kg, một loại là 50.000 đ/kg. Táo loại to, đẹp có giá 25.000 đ/kg, thanh long cũng là 25.000 đ/kg. Ổi có giá 20.000 đ/kg, lê là 30.000 đ/kg, lựu là 20.000 đ/kg. Nho có giá 30.000 đ/kg, na là 40.000 đ/kg, hồng giòn có giá 20.000 đ/kg, hồng vân là 18.000 đ/kg.
Mình thấy có những hàng còn tự bọc, gói hoa quả thành từng giỏ để bán. Mỗi giỏ là những loại hoa quả khác nhau: nho, lê, táo, cam, bưởi, mãng cầu, măng cụt, thanh long, lựu, hồng, ổi…, nhưng vẫn đảm bảo có ít nhất là “ngũ quả” ở trong cùng một giỏ. Mua giỏ hoa quả này về thắp hương, trông trăng, hoặc mang đi biếu đều khá hợp lý các mẹ ạ. Giá một giỏ hoa quả từ 100.000 – 200.000 đ, tùy theo loại và số lượng hoa quả trong giỏ. Nếu mẹ nào kỹ tính hơn thì cũng có thể chọn từng loại hoa quả và nhờ người bán hàng gói lại, dĩ nhiên giá sẽ đắt hơn một chút.
Các hàng hoa tươi, xôi, vàng hương, đồ khô, đồ chay… cũng khá nhộn nhịp. Bên cạnh những mặt hàng trên thì giá các hàng thực phẩm cũng tăng nhẹ. Giá rau xanh tăng nhẹ khoảng 1.000 – 3.000 đ/kg, thịt lợn tăng khoảng 5.000 đ/kg. Đặc biệt hôm nay giá gà ta bán nguyên con tăng vọt, từ 130.000 đ/kg lên 140.000 đ/kg. Gà công nghiệp, vịt và các mặt hàng thủy hải sản vẫn đứng giá.
Theo Eva
Rằm tháng Tám - Tết Trung thu lại vào đúng những ngày cuối tuần nên không khí ở các chợ khá nhộn nhịp. Các mặt hàng được bày bán đầy ăm ắp, tươi, ngon và rất đẹp mắt.
Nếu như rằm tháng Bảy người dân đổ xô đi mua đồ chay, đồ mã, vàng hương… thì rằm tháng Tám các mặt hàng được bán chạy nhất lại là hoa quả, bánh trung thu, đèn lồng, đồ chơi trẻ em… Tất nhiên những hàng như xôi, vàng hương, hàng khô, hoa tươi... thì không bao giờ vắng vẻ trong những ngày rằm, mồng một. Và giá cả cũng theo mức độ bán chạy mà tăng hơn so với ngày thường.
Bánh Trung thu nhiều vô kể. Có đủ mọi nhãn hiệu, mẫu mã và chủng loại cho các mẹ lựa chọn. Giá bánh trung thu năm nay tăng khoảng 5 – 25% tùy theo từng loại bánh và nhãn hiệu. Nếu chọn dòng bánh bình dân thì các mẹ có thể mua lẻ từng chiếc hoặc mua cả hộp hai, bốn, sáu… chiếc. Bánh bán lẻ có giá 30.000 đ/chiếc trở lên, còn hộp có giá 150.000 đ/hộp trở lên.
Dòng bánh cao cấp thì giá hơi cao một chút, khoảng 400.000 – 500.000 đ/hộp trở lên nhưng mẫu mã rất đẹp. Đến thời điểm hiện tại thì mình thấy các loại bánh trung thu bán vẫn đúng giá niêm yết, chưa có dấu hiệu giảm để “câu” khách.
Các cửa hàng bán đồ chơi trẻ em cũng rất đông khách. Chạy hàng nhất là đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân, các loại tò he, mặt nạ, bờm nơ, tóc giả, gọng kính với đủ mọi màu sắc và kiểu dáng. Đèn ông sao truyền thống có cả những chiếc rất nhỏ để các bé chơi, lại vừa có những chiếc khá to để về treo trước cửa nhà, có giá từ 7.000 – 50.000 đ/chiếc.
Đèn kéo quân có giá từ 100.000 – 150.000 đ/chiếc. Các loại đèn lồng nhựa chạy bằng pin có phát nhạc giá từ 30.000 – 50.000 đ/chiếc. Những bộ đồ chơi như ô tô, máy bay, bộ xếp hình, mặt nạ, gọng kính, bờm nơ, tóc giả… có giá khá rẻ, chỉ từ 15.000 – 30.000 đ/bộ/chiếc. Tò he có giá từ 5.000 – 10.000 đ/con.
Hoa quả những ngày này rất đắt hàng. Bán chạy nhất là các loại quả như bưởi, thanh long, ổi, lê, táo… Giá hoa quả những ngày này thì khỏi cần nói cũng biết là đắt rồi, tăng khoảng 3.000 – 10.000 đ/kg tùy từng loại quả. Vì nhà nào cũng muốn có mâm ngũ quả thắp hương trong ngày Tết trung thu này nên hoa quả được tiêu thụ khá mạnh.
Bưởi thường có giá 13.000 đ/quả, bưởi năm roi là 20.000 đ/quả, bưởi da xanh 70.000 đ/quả. Cam sành có hai loại, một loại là 20.000 đ/kg, một loại là 50.000 đ/kg. Táo loại to, đẹp có giá 25.000 đ/kg, thanh long cũng là 25.000 đ/kg. Ổi có giá 20.000 đ/kg, lê là 30.000 đ/kg, lựu là 20.000 đ/kg. Nho có giá 30.000 đ/kg, na là 40.000 đ/kg, hồng giòn có giá 20.000 đ/kg, hồng vân là 18.000 đ/kg.
Mình thấy có những hàng còn tự bọc, gói hoa quả thành từng giỏ để bán. Mỗi giỏ là những loại hoa quả khác nhau: nho, lê, táo, cam, bưởi, mãng cầu, măng cụt, thanh long, lựu, hồng, ổi…, nhưng vẫn đảm bảo có ít nhất là “ngũ quả” ở trong cùng một giỏ. Mua giỏ hoa quả này về thắp hương, trông trăng, hoặc mang đi biếu đều khá hợp lý các mẹ ạ. Giá một giỏ hoa quả từ 100.000 – 200.000 đ, tùy theo loại và số lượng hoa quả trong giỏ. Nếu mẹ nào kỹ tính hơn thì cũng có thể chọn từng loại hoa quả và nhờ người bán hàng gói lại, dĩ nhiên giá sẽ đắt hơn một chút.
Các hàng hoa tươi, xôi, vàng hương, đồ khô, đồ chay… cũng khá nhộn nhịp. Bên cạnh những mặt hàng trên thì giá các hàng thực phẩm cũng tăng nhẹ. Giá rau xanh tăng nhẹ khoảng 1.000 – 3.000 đ/kg, thịt lợn tăng khoảng 5.000 đ/kg. Đặc biệt hôm nay giá gà ta bán nguyên con tăng vọt, từ 130.000 đ/kg lên 140.000 đ/kg. Gà công nghiệp, vịt và các mặt hàng thủy hải sản vẫn đứng giá.
Theo Eva
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012
Cá rô phi hấp nấm tuyết - món nhậu cực ngon
Vừa dễ làm mà món ăn lại mang đến sự hấp dẫn không ngờ.
Nguyên liệu:
- Cá rô phi: 1 con
- Nấm tuyết: 2 bông
- Hành tây: nửa củ
- Sả, gừng, ớt, hành hoa, thì là, bột nghệ, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn, rượu.
Thực hiện:
Bước 1: Cá rô phi mua về làm sạch bằng cách mổ bụng moi bỏ ruột, đánh sạch vảy, bóc mang. Dùng mũi dao cạo sạch màng đen trong bụng cá (cho cá đỡ tanh), rửa lại với nước cho thật sạch. Để cá ráo nước rồi dùng dao khứa mấy đường trên thân cá, để khi ướp cá được ngấm gia vị.
Bước 2: Nấm tuyết ngâm trong nước lạnh vài phút cho nở, rửa sạch, để ráo nước.
Bước 3: Hành tây bóc bỏ vỏ, rửa sạch, bổ múi cau. Sả, gừng, ớt bóc bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ.
Bước 4: Ướp cá với một chút bột nghệ, hạt tiêu, hạt nêm, dầu ăn, rượu và một nửa chỗ ớt, gừng, sả thái nhỏ. Nhét vào bụng cá một ít hỗn hợp dùng để ướp cá.
Bước 5: Xếp hành tây vào đĩa, thêm gừng, sả thái nhỏ lên trên. Tiếp theo là đến lớp hành hoa và thì là đã được rửa sạch (thì là để cả rễ cho thơm).
Nhét vào bụng cá một ít hành và thì là. Đặt cá lên trên lớp hành và thì là rồi lại phủ lên trên cá lớp sả gừng thái nhỏ, hành và thì là nữa. Nấm tuyết xếp xung quanh đĩa cá.
Bước 6: Cho đĩa cá vào nồi hấp, hấp chín. Khi cá chín, bạn chỉ việc dọn ra mâm, ăn nóng và chấm cá với nước mắm gừng.
Trông món cá rô phi hấp nấm tuyết thật hấp dẫn. Chúc bạn và gia đình ngon miệng!
Thùy Nguyễn(Eva)
Nguyên liệu:
- Cá rô phi: 1 con
- Nấm tuyết: 2 bông
- Hành tây: nửa củ
- Sả, gừng, ớt, hành hoa, thì là, bột nghệ, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn, rượu.
Thực hiện:
Bước 1: Cá rô phi mua về làm sạch bằng cách mổ bụng moi bỏ ruột, đánh sạch vảy, bóc mang. Dùng mũi dao cạo sạch màng đen trong bụng cá (cho cá đỡ tanh), rửa lại với nước cho thật sạch. Để cá ráo nước rồi dùng dao khứa mấy đường trên thân cá, để khi ướp cá được ngấm gia vị.
Bước 2: Nấm tuyết ngâm trong nước lạnh vài phút cho nở, rửa sạch, để ráo nước.
Bước 3: Hành tây bóc bỏ vỏ, rửa sạch, bổ múi cau. Sả, gừng, ớt bóc bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ.
Bước 4: Ướp cá với một chút bột nghệ, hạt tiêu, hạt nêm, dầu ăn, rượu và một nửa chỗ ớt, gừng, sả thái nhỏ. Nhét vào bụng cá một ít hỗn hợp dùng để ướp cá.
Bước 5: Xếp hành tây vào đĩa, thêm gừng, sả thái nhỏ lên trên. Tiếp theo là đến lớp hành hoa và thì là đã được rửa sạch (thì là để cả rễ cho thơm).
Nhét vào bụng cá một ít hành và thì là. Đặt cá lên trên lớp hành và thì là rồi lại phủ lên trên cá lớp sả gừng thái nhỏ, hành và thì là nữa. Nấm tuyết xếp xung quanh đĩa cá.
Bước 6: Cho đĩa cá vào nồi hấp, hấp chín. Khi cá chín, bạn chỉ việc dọn ra mâm, ăn nóng và chấm cá với nước mắm gừng.
Trông món cá rô phi hấp nấm tuyết thật hấp dẫn. Chúc bạn và gia đình ngon miệng!
Thùy Nguyễn(Eva)
Sò huyết xốt dầu hào tuyệt ngon
Món ngon bổ dưỡng chắc chắn sẽ khiến các ông xã phải mê mẩn.
Nguyên liệu:
- Sò huyết: 1kg
- Dầu hào
- Hành hoa, rau răm, hành khô, gừng, tỏi, dầu ăn, hạt tiêu, đường.
Thực hiện:
Bước 1: Sò huyết mua về ngâm rửa thật sạch. Đun sôi một nồi nước, thả sò vào chần rồi dùng muôi thủng (hoặc vật có lỗ thủng có thể thoát nước) vớt ra ngay (chỉ chần sò trong khoảng 10 - 30 giây, với mục đích để cạy vỏ sò được dễ dàng. Không chần lâu làm sò chín sẽ mất ngon).
Bước 2: Tách đôi vỏ sò, giữ lại phần vỏ có ruột sò.
Bước 3: Gừng, hành khô và tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhỏ. Hành hoa và rau răm, rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 4: Pha 1/2 bát ăn cơm hỗn hợp gồm dầu hào, hạt tiêu, đường sao cho vừa miệng là được.
Bước 5: Phi thơm hành, tỏi, gừng rồi đổ bát hỗn hợp vừa pha ở bước 4 vào, đun sôi. Cho sò cùng hành hoa, rau răm thái nhỏ vào, đảo đều vài cái rồi tắt bếp (không cần nêm nếm thêm vì sò và dầu hào đã khá mặn).
Bước 6: Xúc sò huyết xốt dầu hào ra đĩa rồi ăn ngay khi đang còn nóng nhé.
Chúc các bạn ngon miệng!
Hoa Hồng
Nguyên liệu:
- Sò huyết: 1kg
- Dầu hào
- Hành hoa, rau răm, hành khô, gừng, tỏi, dầu ăn, hạt tiêu, đường.
Thực hiện:
Bước 1: Sò huyết mua về ngâm rửa thật sạch. Đun sôi một nồi nước, thả sò vào chần rồi dùng muôi thủng (hoặc vật có lỗ thủng có thể thoát nước) vớt ra ngay (chỉ chần sò trong khoảng 10 - 30 giây, với mục đích để cạy vỏ sò được dễ dàng. Không chần lâu làm sò chín sẽ mất ngon).
Bước 2: Tách đôi vỏ sò, giữ lại phần vỏ có ruột sò.
Bước 3: Gừng, hành khô và tỏi bóc bỏ vỏ, băm nhỏ. Hành hoa và rau răm, rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 4: Pha 1/2 bát ăn cơm hỗn hợp gồm dầu hào, hạt tiêu, đường sao cho vừa miệng là được.
Bước 5: Phi thơm hành, tỏi, gừng rồi đổ bát hỗn hợp vừa pha ở bước 4 vào, đun sôi. Cho sò cùng hành hoa, rau răm thái nhỏ vào, đảo đều vài cái rồi tắt bếp (không cần nêm nếm thêm vì sò và dầu hào đã khá mặn).
Bước 6: Xúc sò huyết xốt dầu hào ra đĩa rồi ăn ngay khi đang còn nóng nhé.
Chúc các bạn ngon miệng!
Hoa Hồng
Các món ốc ngon ăn vặt
Có rất nhiều cách chế biến ốc thành các món ngon khác nhau cho bạn tha hồ thưởng thức.
Ốc luộc hèm
Ốc lựa con còn sống, rửa sơ, ngâm nước vo gạo khoảng 8 tiếng (tốt nhất nên ngâm qua đêm) ốc nhả hết cặn bã, đất cát. Với ốc ra xả sạch bằng nước lạnh, để ráo bớt nước.
Cho ốc vào nồi, đổ nước hèm (ngon nhất khi sử dụng hèm mới nấu rượu nếp xong). Bắc nồi ốc lên bếp, nấu sôi chừng 5 phút, khi ốc bung mày là được.
Chú ý không đổ quá nhiều nước hèm, vì ốc cũng sẽ ra một chút nước khi luộc. Món này dùng nóng, chấm nước mắm chanh tỏi ớt.
Ốc để chế biến món này thường là ốc lác, nhưng cũng có thể thay đổi bằng ốc bươu, nên chọn loại ốc nhỏ. Ốc luộc hèm có mùi vị rất riêng, nước hèm giúp thịt ốc ngọt hơn so với cách luộc thông thường. Nước chấm ốc luộc cũng đa dạng, tùy sở thích nhiều nơi, thực khách vẫn thích chấm mắm gừng hoặc nước chấm pha chế từ cơm mẻ, sả ớt và một ít muối.
Ốc nướng nước mắm
Ốc bươu chọn con còn sống, to vừa. Rửa sạch ốc, cho vào thau nước có 1,2 trái ớt đỏ đập giập, ngâm khoảng 2-3 giờ cho ốc nhả nhớt. Gừng, tỏi băm vắt lấy nước cốt, pha với nước mắm, thêm chút đường, tiêu, trộn đều. Ốc vớt ra, tách mày ốc, cho hỗn hợp nước mắm vào ốc, ướp khoảng 15- 20 phút cho thấm. Nướng ốc trên lửa than hồng. Trở ốc cho chín đều và dậy mùi thơm là ăn được. Dùng nóng với nước mắm gừng và rau răm.
Ốc nấu chuối xanh
Ốc bươu chọn loại vừa ăn, mua về rửa sạch, ngâm trong nước lạnh có vài quả ớt đập giập chừng 2-3 giờ. Với ra rửa lại thật sạch vì sẽ sử dụng lại phần nước luộc ốc. Cho ốc vào nồi, đổ nước xâm xấp, bắc lên bếp. Chờ sôi khoảng 5 phút, khi mày ốc tách khỏi vỏ thì nhắc xuống. Đổ ốc ra rổ, giữ lại phần nước luộc, lược sạch cát và vỏ ốc, để riêng. Dùng tăm nhọn hoặc kim khều lấy thịt ốc (chỉ lấy phần đầu). Nếu ốc lớn, chẻ làm đôi để dễ ngấm gia vị và nấu nhanh mềm.
Phi thơm hành tỏi, hạ lửa thật nhỏ, cho chút mắm tôm vào quậy đều, tắt bếp. Đổ hỗn hợp trên vào ướp ốc, thêm sả bào, ớt bằm, mẻ, chút bột nêm, bột nghệ, trộn đều. Để ít nhất 30 phút cho thấm. Thịt ba chỉ xắt nhỏ, xào với chút tỏi phi thơm, thêm chút bột nghệ cho thịt có màu vàng đẹp. Ướp thịt với chút mắm tôm, sả bào, ớt bằm, mẻ, bột nêm. Tàu hủ xắt miếng chừng 0,5cm x 2,5cm hoặc xắt quân cờ, chiên vàng. Chuối xanh tước vỏ, cắt khúc chừng 3cm, chẻ dọc. Ngâm với nước có pha muối hoặc giấm gạo để chuối không bị thâm. Xào chuối sơ với chút tỏi, nêm bột nêm, chút bột nghệ.
Đổ nước ốc luộc vào nồi, cho tiếp thịt và chuối vào nấu. Nêm gia vị và giấm bỗng để có độ chua theo với khẩu vị. Cho tàu hủ vào sau cùng. Chờ đến khi thịt, chuối mềm, tàu hủ thấm gia vị là được. Xào ốc cho thơm. Xào trên lửa lớn để thịt ốc được giòn. Đổ ốc vào nồi, rắc thêm là tía tô, hành lá xắt nhỏ. Dùng nóng với bún hoặc cơm, ăn kèm nước mắm ớt.
Ốc hấp sả, lá chanh
Ốc rửa sạch, ngâm trong nước có vài trái ớt đập giập cho nhả hết nhớt. Sả cắt khúc, ớt đập hơi giập. Ốc rửa thật sạch với nước lạnh,để ráo. Lót một lớp lá chanh dưới đáy nồi, đổ ốc và sả ớt vào nồi, trộn đều cho sả và ớt nằm lẫn với ốc. Đổ chút nước, cho thêm ít bột nêm vào nồi. Bắc lên bếp, chờ nước sôi khảng 5 phút, khi mày ốc đã rơi hết ra khỏi vỏ là ốc đã chín. Đổ ốc ra đĩa sâu lòng hoặc tô lớn.
Dùng nóng, chấm nước mắm gừng chanh tỏi ớt. Lưu ý nước mắm chấm ốc phải pha thật sánh, không quá loãng, vị ngọt mặn đậm. Sử dụng hành, tỏi, gừng xay để pha nước mắm cho các nguyên liệu quyện vào nhau.
Ốc nhồi thịt
Chọn ốc to, rửa sạch, ngâm nước vo gạo qua đêm. Vớt ốc ra rửa sạch, bỏ vào nồi luộc chín. Dùng tăm nhọn hoặc kim lể phần đầu ốc. Muốn món ốc nhồi thịt ngon, nên rửa đầu ốc với chút giấm có hòa nước muối, để thật ráo. Xắt đầu ốc thành từng lát mỏng, ướp với chút tiêu, hành tím xay nhuyễn, bột nêm, để ít nhất 30 phút cho thấm.
Phần vỏ ốc đem luộc lại, rửa sạch, vẩy cho ráo nước. Nấm hương ngâm nước ấm có pha chút muối cho nở, rửa sạch, vắt ráo, xắt chỉ. Trộn giò sống, ốc, nấm, hành, gừng, tỏi bằm, chút dầu ăn, chút nước mắm. Đặt một lá gừng ngang miệng vỏ ốc, cho nhân lên lá gừng, ấn sâu vào vỏ ốc, đặt lại mày ốc lên trên.
Cho vào nồi hấp khoảng 20 phút, ốc chín rắc ít lá chanh xắt nhuyễn lên mặt. Dùng nóng với mắm gừng chua ngọt. Nên giữ ốc nhồi thịt nóng trong suốt thời gian thưởng thức để giữ được vị thơm ngon.
Theo Mỹ Trâm (Phụ Nữ Online)
Ốc luộc hèm
Ốc lựa con còn sống, rửa sơ, ngâm nước vo gạo khoảng 8 tiếng (tốt nhất nên ngâm qua đêm) ốc nhả hết cặn bã, đất cát. Với ốc ra xả sạch bằng nước lạnh, để ráo bớt nước.
Cho ốc vào nồi, đổ nước hèm (ngon nhất khi sử dụng hèm mới nấu rượu nếp xong). Bắc nồi ốc lên bếp, nấu sôi chừng 5 phút, khi ốc bung mày là được.
Chú ý không đổ quá nhiều nước hèm, vì ốc cũng sẽ ra một chút nước khi luộc. Món này dùng nóng, chấm nước mắm chanh tỏi ớt.
Ốc để chế biến món này thường là ốc lác, nhưng cũng có thể thay đổi bằng ốc bươu, nên chọn loại ốc nhỏ. Ốc luộc hèm có mùi vị rất riêng, nước hèm giúp thịt ốc ngọt hơn so với cách luộc thông thường. Nước chấm ốc luộc cũng đa dạng, tùy sở thích nhiều nơi, thực khách vẫn thích chấm mắm gừng hoặc nước chấm pha chế từ cơm mẻ, sả ớt và một ít muối.
Ốc nướng nước mắm
Ốc bươu chọn con còn sống, to vừa. Rửa sạch ốc, cho vào thau nước có 1,2 trái ớt đỏ đập giập, ngâm khoảng 2-3 giờ cho ốc nhả nhớt. Gừng, tỏi băm vắt lấy nước cốt, pha với nước mắm, thêm chút đường, tiêu, trộn đều. Ốc vớt ra, tách mày ốc, cho hỗn hợp nước mắm vào ốc, ướp khoảng 15- 20 phút cho thấm. Nướng ốc trên lửa than hồng. Trở ốc cho chín đều và dậy mùi thơm là ăn được. Dùng nóng với nước mắm gừng và rau răm.
Ốc nấu chuối xanh
Ốc bươu chọn loại vừa ăn, mua về rửa sạch, ngâm trong nước lạnh có vài quả ớt đập giập chừng 2-3 giờ. Với ra rửa lại thật sạch vì sẽ sử dụng lại phần nước luộc ốc. Cho ốc vào nồi, đổ nước xâm xấp, bắc lên bếp. Chờ sôi khoảng 5 phút, khi mày ốc tách khỏi vỏ thì nhắc xuống. Đổ ốc ra rổ, giữ lại phần nước luộc, lược sạch cát và vỏ ốc, để riêng. Dùng tăm nhọn hoặc kim khều lấy thịt ốc (chỉ lấy phần đầu). Nếu ốc lớn, chẻ làm đôi để dễ ngấm gia vị và nấu nhanh mềm.
Phi thơm hành tỏi, hạ lửa thật nhỏ, cho chút mắm tôm vào quậy đều, tắt bếp. Đổ hỗn hợp trên vào ướp ốc, thêm sả bào, ớt bằm, mẻ, chút bột nêm, bột nghệ, trộn đều. Để ít nhất 30 phút cho thấm. Thịt ba chỉ xắt nhỏ, xào với chút tỏi phi thơm, thêm chút bột nghệ cho thịt có màu vàng đẹp. Ướp thịt với chút mắm tôm, sả bào, ớt bằm, mẻ, bột nêm. Tàu hủ xắt miếng chừng 0,5cm x 2,5cm hoặc xắt quân cờ, chiên vàng. Chuối xanh tước vỏ, cắt khúc chừng 3cm, chẻ dọc. Ngâm với nước có pha muối hoặc giấm gạo để chuối không bị thâm. Xào chuối sơ với chút tỏi, nêm bột nêm, chút bột nghệ.
Đổ nước ốc luộc vào nồi, cho tiếp thịt và chuối vào nấu. Nêm gia vị và giấm bỗng để có độ chua theo với khẩu vị. Cho tàu hủ vào sau cùng. Chờ đến khi thịt, chuối mềm, tàu hủ thấm gia vị là được. Xào ốc cho thơm. Xào trên lửa lớn để thịt ốc được giòn. Đổ ốc vào nồi, rắc thêm là tía tô, hành lá xắt nhỏ. Dùng nóng với bún hoặc cơm, ăn kèm nước mắm ớt.
Ốc hấp sả, lá chanh
Ốc rửa sạch, ngâm trong nước có vài trái ớt đập giập cho nhả hết nhớt. Sả cắt khúc, ớt đập hơi giập. Ốc rửa thật sạch với nước lạnh,để ráo. Lót một lớp lá chanh dưới đáy nồi, đổ ốc và sả ớt vào nồi, trộn đều cho sả và ớt nằm lẫn với ốc. Đổ chút nước, cho thêm ít bột nêm vào nồi. Bắc lên bếp, chờ nước sôi khảng 5 phút, khi mày ốc đã rơi hết ra khỏi vỏ là ốc đã chín. Đổ ốc ra đĩa sâu lòng hoặc tô lớn.
Dùng nóng, chấm nước mắm gừng chanh tỏi ớt. Lưu ý nước mắm chấm ốc phải pha thật sánh, không quá loãng, vị ngọt mặn đậm. Sử dụng hành, tỏi, gừng xay để pha nước mắm cho các nguyên liệu quyện vào nhau.
Ốc nhồi thịt
Chọn ốc to, rửa sạch, ngâm nước vo gạo qua đêm. Vớt ốc ra rửa sạch, bỏ vào nồi luộc chín. Dùng tăm nhọn hoặc kim lể phần đầu ốc. Muốn món ốc nhồi thịt ngon, nên rửa đầu ốc với chút giấm có hòa nước muối, để thật ráo. Xắt đầu ốc thành từng lát mỏng, ướp với chút tiêu, hành tím xay nhuyễn, bột nêm, để ít nhất 30 phút cho thấm.
Phần vỏ ốc đem luộc lại, rửa sạch, vẩy cho ráo nước. Nấm hương ngâm nước ấm có pha chút muối cho nở, rửa sạch, vắt ráo, xắt chỉ. Trộn giò sống, ốc, nấm, hành, gừng, tỏi bằm, chút dầu ăn, chút nước mắm. Đặt một lá gừng ngang miệng vỏ ốc, cho nhân lên lá gừng, ấn sâu vào vỏ ốc, đặt lại mày ốc lên trên.
Cho vào nồi hấp khoảng 20 phút, ốc chín rắc ít lá chanh xắt nhuyễn lên mặt. Dùng nóng với mắm gừng chua ngọt. Nên giữ ốc nhồi thịt nóng trong suốt thời gian thưởng thức để giữ được vị thơm ngon.
Theo Mỹ Trâm (Phụ Nữ Online)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)